Để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng và đảm bảo cho công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện một cách triệt để, đạt hiệu quả cao, đúng hướng, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bên cạnh các thể chế chính trị, pháp luật hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị kiến nghị như sau:
1. Đối với Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện UNCAC. 2030 và kế hoạch thực hiện UNCAC.
- Tiếp tục thực hiện chiến lược Chiến lược Quốc gia PCTN giai đoạn 2020-2030 và Kế hoạch thực hiện UNCAC phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình chính trị của đất nước và bối cảnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng như:
+ Tập trung vào việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công khai, minh bạch trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là các lĩnh vực tài chính, ngân sách, xây dựng, đấu thầu, y tế, giáo dục, đầu tư công,tổ chức cán bộ.
+ Xây dựng lộ trình tiếp tục điều chỉnh quy định chế tài hình sự đối với hành vi tham nhũng để thật sự mang tính răn đe.
+ Có biện pháp kiểm soát quá trình điều tra, truy tố, xét xử những vụ án tham nhũng, kinh tế không để kéo dài nhiều năm.
+ Có cơ chế xử lý hành chính, kỷ luật cụ thể đối với những hành vi mà theo quy định của Luật PCTN là hành vi tham nhũng nhưng chưa được xem là tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật Hình sự; việc thu hồi tài sản đối với những trường hợp qua thẩm tra, xác minh tài sản được kết luận là có nguồn gốc không rõ ràng.
- Tiếp tục nghiên cứu, thể chế hóa những quy định của UNCAC vào hệ thống pháp luật Việt Nam; đồng thời, học tập kinh nghiệm các quốc gia và áp dụng linh hoạt tại Việt Nam.
- Thiết lập cơ chế giám sát, đánh giá cụ thể, thống nhất việc thực hiện Chiến lược theo từng giai đoạn, trong đó, nên chú trọng vào vai trò giám sát, phản biện của nhân dân, doanh nghiệp, các chủ thể chịu tác động trực tiếp bởi việc triển khai Chiến lược để có đánh giá khách quan, phát hiện những lỗ hổng, vướng mắc ngay trong quá trình thực hiện và có hướng điều chỉnh kịp thời.
2. Đối với pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan liên quan
- Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp, trong đó, tập trung vào các giải pháp công khai, minh bạch; tổ chức thực hiện tốt việc kiểm soát kê khai
tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát và điều chỉnh, sửa đổi những quy định pháp luật về lĩnh vực tài chính, ngân sách, xây dựng, đấu thầu, y tế, giáo dục, đầu tư công, công tác nhân sự phù hợp các quy định của pháp luật về PCTN hiện hành.
- Xem xét điều chỉnh, bổ sung đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập tại Điều 34 Luật PCTN đối với những đối tượng là viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng làm công tác kế toán, thủ quỹ.
- Bổ sung việc kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đối với những đối tượng chưa giữ các ngạch công chức, chức danh quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ;
- Hướng dẫn cụ thể về quy trình kê khai, tiếp nhận, công khai các bản kê khai của những đối tượng ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND để áp dụng thống nhất cho các kỳ bầu cử trong nhiệm kỳ tiếp theo.
- Hướng dẫn mẫu báo cáo, thời gian báo cáo và phạm vi tổng hợp theo đầu mối cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để tránh bất cập, chồng chéo giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
- Khoản 2, Điều 37, Luật PCTN năm 2018 quy định: Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai; cần quy định rõ vì có nhiều đối tượng kê khai vừa thuộc quyền sử dụng của cơ quan đang công tác nhưng lại thuộc quyền quản lý của cơ quan khác…
- Điều chỉnh quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng cho phù hợp với thực tế mức độ nghiêm trọng của vụ việc tham nhũng.
- Có cơ chế, chính sách biểu dương, khen thưởng, ghi nhận thành tích thỏa đáng đối với những người có tinh thần dũng cảm trong phản ánh, tố giác, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực.
- Xây dựng quy định cụ thể về việc bảo vệ người phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, tiêu cực đối với cán bộ, công chức; trong đó, quy định rõ ràng cơ quan chủ trì trong công tác bảo vệ người phản ánh, kiến nghị và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện; quy định rõ về những biểu hiện của hành vi trả thù, trù dập người phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, tiêu cực và chế tài xử lý nghiêm khắc để có cơ sở ngăn chặn và xử lý.
3.Đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- Ban hành chương trình công tác PCTN hàng năm ngay từ đầu năm để các cơ quan, đơn vị, địa phương có cơ sở xây dựng và triển khai kịp thời kế hoạch thực hiện công tác PCTN trong năm phù hợp với kế hoạch PCTN của Tỉnh theo quy định của Luật PCTN.
- Tiếp tục chỉ đạo nhằm minh bạch hơn nữa trong các hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến tham nhũng, công khai,
minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; chỉ đạo xử lý kịp thời những vụ việc tham nhũng đã được phát hiện.