tham nhũng trong giai đoạn hiện nay là đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong suốt giai đoạn thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và cả những năm tiếp theo. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực quản lý góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh đã tổ chức tốt việc triển khai Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thường xuyên và thực hiện nghiêm túc. Công tác tuyên truyền có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị khá đồng bộ; nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, linh hoạt và được áp dụng phù hợp với từng đối tượng, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đạt hiệu quả cao.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tăng cường và nâng cao chất lượng trong công tác quản lý, điều hành, công tác thanh tra, kiểm tra; đề ra nhiều biện
pháp, giải pháp tích cực nhằm hạn chế các điều kiện tham nhũng và ngăn ngừa các hành vi tham nhũng.
- Công tác xử lý đơn thư tố cáo liên quan đến hành vi tham nhũng, người có hành vi tham nhũng cũng được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, các địa phương tiến hành khá nhanh chóng, nghiêm túc; việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
- Đối với những cơ quan, ban ngành đầu mối tiếp xúc giải quyết công việc của nhân dân đã công khai, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí, được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất là trong lĩnh vực hộ tịch, hộ khẩu, xây dựng, thuế, đất đai, cấp phép kinh doanh ...
- Về mức độ hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 về ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí: Công tác phòng, chống tham nhũng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, khá phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cơ sở tại địa phương luôn thể hiện với tinh thần trách nhiệm cao trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng ở đơn vị mình quản lý, phụ trách, mạnh dạn đấu tranh với tiêu cực và nói không với tham nhũng. Qua những kết quả đạt được cho thấy, việc thực hiện Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020, Kế hoạch thực hiện UNCAC đã ngăn chặn, kiềm chế được tham nhũng trên một số lĩnh vực và đang tiếp tục nỗ lực để thực hiện bằng được mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng trên các lĩnh vực đời sống xã hội của thành phố.
b) Những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong việc thực hiện
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nghiêm túc, hiệu quả của một số giải pháp còn thấp.
- Công tác tự giám sát, kiểm tra để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tham nhũng từ mỗi cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, chưa phát hiện được tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, nhiều nơi việc kê khai còn mang tính hình thức.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác PCTN có lúc chưa chặt chẽ.
- Còn thiếu một lực lượng chuyên trách đủ mạnh để thực hiện công tác PCTN tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Đối tượng tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, nên trong nhiều trường hợp rất khó phát hiện. Việc chứng minh động cơ vụ lợi trong các hành vi cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm còn nhiều khó khăn.
- Công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng còn hạn chế; số vụ án được phát hiện còn ít. Các biện pháp phát hiện tham nhũng chưa được thực hiện đồng bộ, chưa đa dạng nên hiệu quả chưa cao. Việc phát hiện tham nhũng của các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý hành chính cấp trên và tự phát hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế.
- Sự tham gia của các cơ quan dân cử, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở cơ sở và của nhân dân trong công tác PCTN ở một số nơi ở cơ sở chưa được chú trọng phát huy, chưa đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc phát hiện, đấu tranh với hành vi tham nhũng.
- Công tác giám sát về PCTN chưa thường xuyên; Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.
- Công tác thu hồi tài sản tham nhũng còn khó khăn, hạn chế, thiếu các chế tài cần thiết đủ mạnh, nhất là trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
c) Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN chưa thường xuyên, nên hiệu quả chưa cao. Việc chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để lãnh đạo và thực hiện công tác PCTN ở một số đơn vị, địa phương còn chậm.
- Hệ thống pháp luật về PCTN chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, nhất là văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng, dẫn đến cách hiểu, vận dụng khác nhau trong quá trình phát hiện, xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng; cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực vẫn còn bất cập, nhiều sơ hở.
- Trách nhiệm, quyết tâm của một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ PCTN chưa cao; chưa coi trọng đúng mức tầm quan trọng của công tác PCTN.
- Bộ máy cán bộ chuyên trách làm công tác PCTN ở địa phương hiện nay chưa được xác định rõ ràng, chất lượng cán bộ làm công tác PCTN chưa đồng đều về chuyên môn và nghiệp vụ; số lượng chưa được bố trí đủ để đảm đương nhiệm vụ.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong PCTN chưa đầy đủ, chưa được quan tâm đúng mức và chưa duy trì thường xuyên.
d) Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 về ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham những, lãng phí.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, quyết tâm, nhưng đến nay, công tác PCTN ở địa phương vẫn còn những tồn tại nhất định. Vấn đề tham nhũng vẫn có những diễn biến phức tạp, tinh vi.
Do vậy, trong thời gian đến cần tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN, xác định đây là nhiệm vụ vừa trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền. Trong thời gian tới, kinh tế Quảng Trị tiếp tục phát triển, nhiều dự án kinh tế - xã hội mới được đầu tư xây dựng, trong khi công tác PCTN vẫn còn nhiều hạn
chế, nếu không kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thì tình hình tham nhũng sẽ còn diễn biến phức tạp. Do đó, UBND tỉnh Quảng Trị tiếp tục tích cực lãnh đạo, chỉ đạo với mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, hạn chế các điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính, củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.