ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Bao_cao_Tong_ket_chien_luoc_quoc_gia_phong,_chong_tham_nhung_va_thuc_hien_Cong_uoc_LHQ (Trang 34 - 36)

1. Đánh giá chung về tình hình tham nhũng và nguyên nhân

1.1. Đánh giá về tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của địa phương

Thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trên cả hai mặt phòng và chống, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, thể hiện được sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công cuộc đấu tranh PCTN. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giám sát của HĐND tỉnh, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện những vụ việc tham nhũng và xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từng bước hạn chế và đẩy lùi tệ tham nhũng trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường đầu tư và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Các cơ quan thanh tra trong tỉnh cũng đã xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra hằng năm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, phức tạp, dễ phát sinh tham nhũng như: quản lý, sử dụng đất; quản lý và sử dụng tài chính công; đầu tư xây dựng cơ bản; việc thực hiện chính sách về đền bù, hỗ trợ và tái định cư … Gắn công tác thanh tra với việc phát hiện, làm rõ và kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham

nhũng. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng.

Các cơ quan tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng, đảm bảo việc giải quyết các vụ án tham nhũng đúng trình tự thủ tục, nội dung luật định, giảm án tồn đọng ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn còn xảy ra trên một số lĩnh vực với nhiều thủ đoạn, phương thức đa dạng, khó phát hiện, liên quan đến cán bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương.

1.2. Đánh giá nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình hình tham nhũng; tác động của các biện pháp PCTN đối với tình hình; sự thay đổi của tình hình tham nhũng so với thời điểm ban hành CLQG; nguyên nhân của những thay đổi.

a) Nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình hình tham nhũng

- Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức, chưa xem công tác PCTN là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài. Công tác tự giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa được thực hiện liên tục, thường xuyên.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cũng như công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tuy có triển khai, nhưng chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

- Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật có nơi chưa chú trọng.

- Hệ thống pháp luật về PCTN chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số quy định của Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết khi triển khai trong thực tiễn như: việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu còn nhiều vướng mắc, thiếu cơ chế xử lý cụ thể; việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức thiếu tính khả thi do yêu cầu chuyên môn hóa ở từng vị trí công tác; trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn chưa rõ ràng; việc công khai, minh bạch còn mang tính hình thức ...

- Cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực vẫn còn bất cập, sơ hở, chưa minh bạch, chưa giảm được các thủ tục không cần thiết làm nảy sinh cơ chế xin cho dễ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng, nhất là các lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản Nhà nước ...

b) Tác động của các biện pháp PCTN đối với tình hình tham nhũng; sự thay đổi của tình hình tham nhũng so với thời điểm ban hành CLQG

Trong thời gian qua, nhìn chung các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã có những tác động tích cực đến công tác PCTN, tạo nên một hệ thống giải pháp, giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong PCTN. Trong đó, có những biện pháp đã phát huy tác dụng tốt, mang lại hiệu quả thiết thực, được dư luận quần chúng đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn còn một số biện pháp phòng ngừa chưa mang lại hiệu quả cao, khó triển khai trong thực tế như quy định việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên

chức; vấn đề thanh toán tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức qua tài khoản ngân hàng (thẻ ATM) ở những địa phương chưa được trang bị đầy đủ máy thanh toán tự động; thiếu quy định việc kiểm tra chặt chẽ đối với công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Công tác PCTN toàn tỉnh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Ngay sau khi có Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 18/01/2010 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020; Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác PCTN đến năm 2020; đồng thời, chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện ở cấp mình.

Các cơ quan Thanh tra, Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có nhiều nỗ lực trong công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng.Qua đó đã kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, đặc biệt là những vụ việc có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tài sản nhà nước, tình hình chính trị, xã hội của địa phương, được dư luận quan tâm.

2. Đánh giá về việc thực hiện CLQG và kết quả thực hiện UNCAC

a) Đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện CLQG và kết quả thực hiện UNCAC

Một phần của tài liệu Bao_cao_Tong_ket_chien_luoc_quoc_gia_phong,_chong_tham_nhung_va_thuc_hien_Cong_uoc_LHQ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)