16 tổ hợp trong hai môi trường nước ngọt và lợ mặn
Thu hoạch và ghi nhận số liệu cá nhập nội và G1-Ecuador
Chỉ tiêu đánh giá màu sắc
Khi thu hoạch, đánh giá bằng mắt thường sự hiện diện của đốm đen trên bề mặt cơ thể, được ghi nhận theo ba mức độ là (1) ‘không đốm’, (2) ‘ít đốm’ (<5% diện tích bề mặt cơ thể) và (3) ‘nhiều đốm’ (>5% diện tích bề mặt cơ thể). Tính trạng màu sắc được chia làm 2 nhóm là ‘đạt’ (không đốm và ít đốm) và ‘không đạt’ (nhiều đốm).
Ghi nhận trọng lượng
Trọng lượng thu hoạch của từng cá thể được đo bằng cân điện tử EB15DCE-I (Đức) có độ chính xác đến 0,5 g. Nhằm giảm thiểu xây xát và
24
giảm stress khi thao tác, cá được gây mê bằng ethylene glycol monophenyl ether nồng độ 0,25 ppm.
Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá sau khi thu hoạch được tách riêng theo giới tính để nuôi vỗ thành thục. Nuôi riêng rẽ cá đực và cá cái trong các giai kích thước 5×10×1 m đặt trong một ao 2.000 m2, độ sâu nước 1,5 m. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo phương pháp GIFT (WorldFish Center, 2004), có cải tiến cho phù hợp với điều kiện ĐBSCL. Đó là nuôi vỗ cá bố mẹ (đặc biệt là cá cái) ở mật độ cao, 10 con/m2 cho cá cái và 5 con/m2 cho cá đực. Cho ăn thức ăn viên 30% đạm, bổ sung thêm dầu mực (3%). Lượng ăn 3 – 5% trọng lượng thân, ngày 2 lần lúc 07:00 giờ sáng và 16:00 giờ chiều. Đảm bảo oxy hòa tan trong ao nuôi vỗ luôn đạt tối thiểu 5 mg/l. Đánh giá mức độ thành thục của cá cái theo 4 cấp độ (WorldFish Center, 2004) (Bảng 2). Chỉ chọn những cá cái ‘sẵn sàng đẻ’ để ghép cặp.
Bảng 2. Các mức độ thành thục của cá rô phi cái theo hình thái ngoài và thời gian đến khi cá đẻ.
Mức độ thành thục
Hình thái ngoài Thời gian đến
khi cá đẻ (ngày) Chưa sẵn sàng
đẻ
Lỗ sinh dục trắng hoặc nhạt màu, không lồi, bụng nhỏ
21 – 30
Đang phát triển tuyến sinh dục
Lỗ sinh dục có màu vàng hoặc màu hồng, bụng hơi phát triển (tròn)
5 – 10
Sẵn sàng đẻ Lỗ sinh dục đỏ hồng, sưng, nở rộng, bụng
tròn đều
3 – 7
Đã đẻ Lỗ sinh dục đỏ hoặc đỏ bầm, bụng nhỏ lại >30
25
Kỹ thuật sản xuất gia đình G2-Ecuador
Ghép 1 cá đực với lần lượt 2 cá cái để tạo ra 2 gia đình cùng cha khác mẹ theo danh sách ghép phối được trình bày Phụ lục 3 . Sản xuất gia đình được thực hiện trong các giai kích thước 1,5×2,0×1,0 m đặt trong một ao 2.000 m2. Mỗi giai thả 1 cá đực và 1 cá cái, để cá bắt cặp và sinh sản tự nhiên, không tiêm kích dục tố hoặc chất kích thích sinh sản. Bốn ngày sau khi ghép cặp thì tiến hành kiểm tra giai sinh sản. Khi phát hiện cá cái ngậm trứng hoặc cá con thì kịp thời thu. Sau đó ấp trứng hoặc ương cá con riêng rẽ theo từng gia đình. Ghép một cá cái thành thục khác để tiếp tục sinh sản với cùng cá đực. Những cá cái chưa đẻ sẽ được thay thế bằng một cá cái ‘sẵn sàng đẻ’ khác. Sau 8 ngày nếu cá cái thứ hai vẫn chưa đẻ thì thay cả cá đực lẫn cá cái bằng một cặp cá khác. Ghi nhận số lượng trứng hoặc cá bột thu được từ một cá cái, tỷ lệ thụ tinh (= ổ ố ứ ụ
ổ ố ứ × 100), tỷ lệ nở
(= ổ ố ứ ở
ổ ố ứ ụ × 100) và tỷ lệ sống cá bột 3 ngày sau khi hết noãn
hoàng (= ổ ố á ộ à ổ
ổ ố á ộ ớ ở × 100).
Ghép phối để sản xuất 16 tổ hợp
Cá cái và cá đực được chọn từ bốn dòng G1-Ecuador, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan được phối với nhau để tạo nên 16 tổ hợp (Bảng 3). Việc sản xuất 16 tổ hợp được thực hiện trong các bể bê-tông kích thước 3,0×5,0×1,0 m.
Định kỳ 6 ngày kiểm tra và thu trứng/cá bột. Trứng và cá bột của từng gia đình được ấp và ương riêng rẽ. Những cá cái đã đẻ được thay thế bằng một
26
cá cái ‘sẵn sàng đẻ’ khác, nhằm đảm bảo tỷ lệ đực và cái trong bể sinh sản luôn là 1 đực : 4 cái. Ghi nhận các chỉ tiêu sinh sản như mô tả tại tiểu mục ‘Kỹ thuật sản xuất gia đình G2-Ecuador’.
Bảng 3. Ghép phối tạo nên 16 tổ hợp từ bốn dòng cá G1-Ecuador, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.
Dòng cá Cá mẹ
Cá bố
G1-Ecuador Đài Loan Thái Lan Malaysia
G1-Ecuador ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ Đài Loan ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ Thái Lan ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ Malaysia ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ = cá cái, ♂ = cá đực. Kỹ thuật ấp trứng
Trứng được ấp trong các bình phễu thể tích 1 lít có nước chảy liên tục. Khi trứng nở thì chuyển sang các khay kích thước 203010 cm có nước chảy liên tục. Ba ngày sau khi noãn hoàng tiêu biến, cá bột được chuyển ra ương nuôi.
Kỹ thuật ương nuôi cá con
Đối với cá gia đình, ương riêng trong các giai 1,5×2,0×1,0 m. Cho ăn thỏa mãn, sử dụng thức ăn dạng mảnh (40% đạm). Sau đó chuyển sang chế độ thức ăn viên cỡ 1 mm (30% đạm), cho ăn thỏa mãn. Thay nước 2 lần/tháng và thay liên tục hàng ngày trong thời gian triều cường, mỗi lần thay 30%
27
thể tích nước ao. Theo dõi các chỉ tiêu thủy lý hóa nước ao nuôi như oxy hòa tan, pH, và nhiệt độ. Đối với 16 tổ hợp, cá con của từng tổ hợp được ương trong một giai 3,05,01,0 m với loại và lượng thức ăn như trên.