Hệ số di truyền (h2)

Một phần của tài liệu bao_cao_tong_hop_ro_phi_do_26-08_final_ver2 (Trang 66 - 68)

Hệ số di truyền (h2) cho tính trạng ‘trọng lượng thu hoạch’ của quần thể cá rô phi đỏ G1-Ecuador được ước tính là 0,17 ± 0,09. Hệ số di truyền (h2) của G2-Ecuador (0,20 ± 0,10) tăng nhẹ so với G1-Ecuador. Hệ số di truyền (h2) của ĐT-2 nước ngọt (0,35 ± 0,23) tăng đáng kể so với G1-Ecuador và G2- Ecuador. Hệ số di truyền (h2) của ĐT-2 nước lợ mặn (0,28 ± 0,15) tăng cao so với G1-Ecuador (Bảng 16).

Bảng 16. Hệ số di truyền (heritability, h2) và ảnh hưởng của môi trường (environmental effect common to full-sibs, c2) của tính trạng trọng lượng thu hoạch và màu sắc (‘đạt’/’không đạt’) trên các quần thể G1-Ecuador, G2-Ecuador, ĐT-2 (nước ngọt và lợ mặn).

Tính trạng Quần thể h2 c2

Trọng lượng G1-Ecuador 0,17 ± 0,09 0,17 ± 0,05

thu hoạch G2-Ecuador 0,20 ± 0,10 0,08 ± 0,04

ĐT-2 nước ngọt 0,35 ± 0,23 0,17 ± 0,10 ĐT-2 nước lợ mặn 0,28 ± 0,15 0,12 ± 0,06 Màu sắc G1-Ecuador 0,19 ± 0,16 - G2-Ecuador 0,33 ± 0,03 - ĐT-2 nước ngọt 0,32 ± 0,03 - ĐT-2 nước lợ mặn 0,30 ± 0,04 -

(-) Không ước tính được.

Giá trị = trung bình ± sai số chuẩn.

Kết quả phân tích với ASReml cho thấy các yếu tố giới tính và trọng lượng khi đánh dấu từ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,01) đến trọng lượng thu hoạch. Yếu tố giới tính phản ánh đặc điểm sinh học của loài: cá rô phi đực lớn nhanh và đạt kích cỡ lớn hơn cá rô phi cái (Beveridge và McAndrew, 2000, El-Sayed, 2006). Do đó giới tính ảnh hưởng có ý nghĩa

56

lên trọng lượng cá là điều dễ hiểu. Trọng lượng khi đánh dấu phản ánh ảnh hưởng của môi trường nuôi trước khi đánh dấu (viết tắt là c2), bao gồm ¼ ảnh hưởng di truyền cộng gộp, ảnh hưởng của cá mẹ và ảnh hưởng của giai ương gia đình (Bentsen và ctv, 2012). Trên cá rô phi, số liệu ghi nhận theo phương pháp GIFT (WorldFish Center, 2004) thường không cho phép việc tách riêng các ảnh hưởng này (Bentsen và ctv, 2012; Ponzoni và ctv, 2011; Thodesen và ctv, 2013).

Trên các loài thủy sản, h2 của tính trạng tăng trưởng (thường được ghi nhận bằng trọng lượng thu hoạch) dao động trong khoảng 0,10 đến 0,50 (Gjedrem, 2005). Đối với các quần thể cá rô phi đỏ của đề tài, ước tính h2

của trọng lượng thu hoạch là khả quan, dao động từ 0,17 – 0,35 (Bảng 16), ngụ ý chọn giống theo tính trạng trọng lượng thu hoạch sẽ đạt hiệu quả. Ước tính h2 cũng cho thấy các quần thể cá rô phi đỏ thuộc đề tài có tính biến dị cao về tăng trưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho chọn lọc.

Tương tự, ước tính h2 của tính trạng màu sắc của các quần thể là khá cao (0,19 – 0,33), hứa hẹn tính trạng màu sắc có thể được giữ ổn định và cải thiện và thông qua chọn giống. Tại thời điểm báo cáo, hiện chưa có nghiên cứu nào được công bố về màu sắc trên cá rô phi đỏ. Do đó, chưa thể so sánh kết quả từ đề tài với các nghiên cứu khác. Ước tính h2 của tính trạng màu sắc sẽ có giá trị tham khảo tốt cho các nghiên cứu sau này về màu sắc trên cá rô phi đỏ.

57

Một phần của tài liệu bao_cao_tong_hop_ro_phi_do_26-08_final_ver2 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)