Trung bình bình phương tối thiểu (LSM) của tính trạng trọng lượng ở

Một phần của tài liệu bao_cao_tong_hop_ro_phi_do_26-08_final_ver2 (Trang 58 - 60)

lượng ở môi trường nước ngọt

Trung bình bình phương tối thiểu trọng lượng thu hoạch của cá nuôi trong môi trường nước ngọt (Cái Bè) được trình bày trong Bảng 10. Tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Malaysia (353,3 g) tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt. Điều này phù hợp với kết quả của Pongthana và ctv.

(2010) là nhóm cá Malaysia (dòng cá Malaysia trong đề tài) có tăng trưởng tốt nhất. Ngoài ra, cả 2 nhóm G1-Ecuador và Malaysia đều có xuất xứ từ cá chọn giống, nên kết quả của đề tài có thể được giải thích là do cá đã qua

48

chọn lọc nên có tăng trưởng tốt hơn. Tổ hợp cái G1-Ecuador × đực G1- Ecuador có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ II (349,1 g). Xếp hạng III là tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Đài Loan (326,8 g), tổ hợp cái Malaysia × đực G1-Ecuador (339,8 g) được xếp hạng IV. Tuy nhiên, sự khác biệt của hai tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Malaysia và cái G1-Ecuador × đực G1-Ecuador cũng như hai tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Đài Loan và cái Malaysia × đực G1-Ecuador không có ý nghĩa thống kê (P>0,01).

3.1.7.4. Trung bình bình phương tối thiểu (LSM) của tính trạng trọng lượng ở môi trường nước lợ mặn lượng ở môi trường nước lợ mặn

Trung bình bình bình phương tối thiểu (LSM) trọng lượng thu hoạch của cá nuôi trong môi trường lợ mặn (Bạc Liêu) được trình bày trong Bảng 10. Tổ hợp cái Malaysia  đực G1-Ecuador (236,1 g) tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước mặn. Tổ hợp cái G1-Ecuador  đực G1-Ecuador (227,7 g) có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ II. Tổ hợp cái G1-Ecaudor  đực Đài Loan (201,8) có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ III, và xếp hạng thứ IV là tổ hợp cái G1-Ecuador  đực Malaysia (199,0). Tuy nhiên, sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa hai tổ hợp cái G1-Ecuador  đực Malaysia và cái G1-Ecuador  đực G1-Ecuador cũng như giữa hai tổ hợp cái G1-Ecuador

 đực Đài Loan và cái G1-Ecuador  đực G1-Ecuador không có ý nghĩa thống kê (P>0,01).

Nhìn chung, tăng trưởng của các tổ hợp lai khá đồng nhất trong hai môi trường nuôi: hai tổ hợp cái G1-Ecuador  đực G1-Ecuador và cái G1- Ecuador  đực Đài Loan có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường nước ngọt và lợ mặn. Tổ hợp cái G1-Ecuador  đực Malaysia có tốc độ

49

tăng trưởng tốt nhất ở môi trường nước ngọt (353,3 g). Tuy nhiên, tổ hợp này có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ IV ở môi trường nước lợ mặn (199,0 g). Ngược lại, tổ hợp cái Malaysia  đực G1-Ecuador có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trưởng lợ mặn (236,1 g), nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ IV (339,8 g). Kết quả của đề tài phù hợp với báo cáo Pongthana và ctv. (2010), theo đó nhóm cá Malaysia có tăng trưởng tốt hơn các nhóm còn lại.

Một phần của tài liệu bao_cao_tong_hop_ro_phi_do_26-08_final_ver2 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)