Ban Điều Hành

Một phần của tài liệu ce92d_BCTC-MASAN (Trang 26)

Nền kinh tế Viêt Nam trong năm 2018 đã đạt tăng trưởng ấn tượng nhất thập kỷ với một bước nhảy vọt trong quý tư. Theo Tổng cục thống kê (GSO), GDP thực đã tăng 7.1% trong năm 2018, đánh dấu mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua (với GDP danh nghĩa trên 10.6%). Sự phát triển mạnh mẽ trong khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng đã tiếp sức cho sự tăng trưởng năm 2018, trong khi đó sản lượng nông nghiệp cũng có sự gia tăng. Cơ cấu đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp đã giảm còn 15% trong năm 2018 từ mức 22% ở thập kỷ trước, điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay. Tuy nhiên, giá trị cốt lõi của kinh tế Việt Nam lại nằm ở tiềm năng khai thác được từ tiêu dùng trong nước khi nhu cầu tiêu dùng chiếm đến 2/3 GDP (Theo GSO). Sức mua đang ngày càng tăng của thị trường trong nước đã giúp tổng doanh thu từ ngành bán lẻ và dịch vụ ở Việt Nam năm 2018 đạt 4.396.000 tỉ đồng (191 tỉ USD), tăng 12% so với năm 2017 (theo số liệu từ Bộ Công Thương). Đến năm 2025, khu vực bán lẻ và dịch vụ khách hàng được dự đoán sẽ tăng trưởng hàng năm 14% với tổng doanh thu đạt mức 11.000.000 tỉ đồng (484 tỉ USD). Lực lượng lao động ngày càng tăng sẽ thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhờ vào kinh tế tiếp tục tăng trưởng, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu tăng lên và mạng lưới bán lẻ hiện đại đang mở rộng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ thực phẩm trong thời gian trung và dài hạn.

Việt Nam tiếp tục thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn (FDI), với mức FDI đã giải ngân tăng 9%, đạt 19 tỉ USD năm 2018. Tăng trưởng FDI được thúc đẩy bởi vị trí chiến lược của Việt Nam cùng sự cắt giảm chi phí sản xuất, mang lại giá trị đặc biệt cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Giao dịch thương mại quốc tế và hoạt động đầu tư tăng cao nhờ các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Việt Nam được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ trong dài hạn từ sự chuyển dịch FDI từ Trung Quốc sang các nước trong ASEAN.

Tăng trưởng GDP được kỳ vọng vẫn đạt mức cao với mục tiêu đặt ra là 6,6-6,8% trong năm 2019 (cao nhất Đông Nam Á). Các yếu tố cơ bản như giá trị thặng dư cao, kiểm soát lạm phát, tăng FDI và tăng dự trữ ngoại hối. Tiêu dùng vẫn giữ mức cao với tăng trưởng của ngành bán lẻ đạt 12% vào năm 2018. Mặc dù vậy, vẫn còn 1 số rủi ro khi khả năng thanh khoản giảm do lãi suất tăng, và ngân hàng Trung ương có thể tìm cách thắt chặt chính sách tiền tệ nếu lạm phát tăng cao. Nói chung, Masan đang được hưởng lợi từ

Một phần của tài liệu ce92d_BCTC-MASAN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)