mãn tối đa các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam
kinh doanh thịt tươi thông qua việc đưa vào vận hành trang trại nuôi heo kỹ nghệ cao tại Nghệ An và tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam vào cuối năm 2018. Trang trại có công suất 230.000 - 250.000 con lợn thịt hàng năm và tổ hợp chế biến tại Hà Nam với công suất 1,4 triệu con heo mỗi năm. Với việc tung ra sản phẩm thịt mát “MEATDeli” vào quý 4 năm 2018, đây là mảnh ghép cuối cùng để trở thành công ty thịt có thương hiệu, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng cho sản phẩm thịt ngon và an toàn. MEATDeli hiện được bán qua hệ thống cửa hàng riêng và chuỗi siêu thị Vinmart tại Hà Nội. Ban Điều hành dự kiến tăng cường mạng lưới phân phối nhằm đạt thị phần 5-10% tại Hà Nội trong thời gian vào cuối năm 2019.
Trong năm 2019, doanh thu thuần của MNS được dự báo sẽ tăng từ 20% đến 40%, trong đó doanh thu ngành thức ăn chăn nuôi sẽ tăng trưởng một chữ số do rủi ro bùng nổ dịch tả lợn Châu Phi. Doanh thu thuần của thịt tươi có thể sẽ đóng góp khoảng 10% vào doanh thu thuần hợp nhất của MNS. Các rủi ro tiềm năng chủ yếu nhất là sự bùng phát dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu và khả năng mở rộng mạng lưới phân phối thịt tươi. Trong vòng 5 năm tới,
MNS đặt mục tiệu chiếm 5-10% thị phần toàn quốc trong ngành có giá trị thị trường là 10,2 tỉ USD và xây dựng mạng lưới phân phối số 1 cả nước thông qua sự kết hợp của các cửa hàng bán lẻ của mình và hợp tác với đối tác trong kênh phân phối hiện đại và truyền thống. Tầm nhìn dài hạn của MNS là xây dựng doanh nghiệp tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu về thịt cho người tiêu dùng Việt Nam. MNS đặt mục tiêu vào năm 2022 đạt 2 tỉ USD doanh thu thuần, trong đó, sản phẩm thịt có thương hiệu đóng góp 50% doanh thu và biên lợi nhuận bằng với Masan Consumer. Trong năm 2018, công ty liên kết
Techcombank của chúng tôi đã trở thành ngân hàng cổ phần đầu tiên có lợi nhuận trước thuế (“PBT”) vượt mốc 10 nghìn tỉ đồng với tăng trưởng doanh thu liên tiếp trong 13 quý. TCB đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của chúng tôi khi đóng góp 1.895 tỉ đồng vào lợi nhuận hợp nhất của Công ty. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, TCB tạo ra các kỉ lục mới với lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 10.661 tỉ đồng (tăng 31% so với năm 2017) và tổng thu nhập hoạt động là 16.927 tỉ đồng (tăng 10% so với năm 2017). Kết quả vượt bậc này đạt được là nhờ sự phát triển của tất cả bộ phận kinh doanh, trong đó tăng trưởng tín dụng tăng 20% trong năm 2018
còn chất lượng tài sản ở mức ổn định với mức nợ xấu đạt 1,8% vào cuối năm 2018. Chi phí tín dụng thấp hơn và sự chặt chẽ trong quản lý chi phí cũng đóng góp vào lợi nhuận, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên trung bình vốn (“ROAE”) là 21.5% và tỷ suất lợi nhuận trên trung bình tài sản (“ROAA”) là 2,9%, đây là kết quả của chiến lược tiếp tục đặt khách hàng làm trọng tâm và chiến lược xây dựng hệ sinh thái kinh doanh của ngân hàng. Trong vòng 5 năm tới, TCB sẽ tiếp tục phát triển
công nghệ, danh mục sản phẩm và chiến lược tương tác với khách hàng giúp mang lại các giải pháp tài chính hiện đại cho 95 triệu người tiêu dùng Việt Nam.
MSR đạt doanh thu thuần cao kỷ lục trong năm 2018 là 6.865 tỉ đồng, tăng trưởng 27% so với mức 5.405 tỉ đồng trong năm 2017. Dù tỷ lệ vonfram trong quặng giảm (tungsten head grades) khiến sản lượng vonfram giảm 9,4%, EBITDA năm 2018 vẫn tăng 20% so với năm 2017. MSR cũng đã chế biến 958 tấn nguyên liệu vonfram thô từ nhà cung cấp thứ 3 trong năm 2018 và dự báo năm 2019 sẽ tăng lên 2.000 tấn. Vì lợi nhuận biên cho chế biến nguyên liệu mua ngoài thấp, biên EBITDA của MSR đã giảm từ 51,5% năm 2017 xuống còn 48,5% trong năm 2018. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của MSR năm 2018 là 664 tỉ đồng, tăng 222% so với năm 2017. Trong năm 2019, doanh thu thuần của MSR dự kiến sẽ tăng trưởng 12-24% nhờ sản lượng vonfram cao hơn nhưng giá vonfram giảm. Mục tiêu của MSR cho đến năm 2020 là trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp toàn cầu thông qua tăng công suất nhà máy hóa chất vonfram lên 12.000 tấn nhằm tăng thị phần APT (ammonium para-tungstate) từ 36% hiện nay lên 50%. Trong 5 năm tới, tầm nhìn của MSR là phát triển và tạo ra dòng
tiền xuyên suốt các chu kỳ hàng hóa bằng cách tích hợp chuỗi giá trị trong ngành nguyên liệu công nghệ cao.
Bảng cân đối kế toán hợp nhất được củng cố khi tỷ lệ Tổng nợ/EBITDA cải thiện từ 3,7x vào cuối năm 2017 xuống 2,1x vào cuối năm 2018. Tổng nợ giảm 36,8% xuống còn 21.995 tỷ đồng vào cuối năm 2018, mức nợ thấp nhất trong vòng ba năm. Chúng tôi ưu tiên thực hiện chiến lược giảm nợ nhằm mang lại biên lợi nhuận hai chữ số cho Masan và xây dựng bảng cân đối kế toán bền vững hơn. Masan đặt mục tiêu tăng trưởng EBITDA bền vững cho năm 2019 và duy trì tỷ suất Tổng nợ/EBITDA khoảng 2x cho các năm sau, hướng đến đạt xếp hạng tín dụng ngang với xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam. Trong năm 2019, Masan đặt mục tiêu là tăng doanh thu thuần 20-30% đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho Cổ đông của Công ty được kỳ vọng đạt 5.000 - 5.500 tỉ đồng trong năm 2019, tăng 40-60% so với lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh chính năm 2018. Trong trung hạn, tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ tăng gấp 2 lần so với tăng trưởng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp đạt 2 chữ số khi Masan tiếp tục quản lý hiệu quả chi phí SG&A (chiếm
khoảng 15-16% so với doanh thu thuần) và tiết kiệm lãi vay hơn 1.000 tỷ đồng từ các chiến lược giảm nợ trong năm 2018.
Trong 5 năm tới, Masan sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư xây dựng nền tảng “Tiêu dùng – Công nghệ”, mà người tiêu dùng có thể sử dụng công nghệ một cách tiện lợi. Khi thị hiếu người Việt ngày càng tinh vi hơn, đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải an toàn và tốt cho sức khỏe, do đó, sự phát triển của internet và các thiết bị thông minh đang giúp kết nối người tiêu dùng và nhà tiếp thị sản phẩm. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng Việt Nam, Masan sẽ xây dựng phương thức bán hàng đa kênh để kích cầu tiêu dùng bằng việc cung cấp danh mục các sản phẩm lớn hơn và mang lại dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt.