Phân tích nguyên lý về sự phát triển (quy luật lượng chất)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong Quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Đồ Gỗ Vạn Huệ (Trang 26 - 27)

5. Bố cục của bài nghiên cứu

2.2.2.Phân tích nguyên lý về sự phát triển (quy luật lượng chất)

Từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Qua chính sách của Công ty “Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới cá nhân”, Công ty

muốn từng nhân viên phải hoạt động tích cực và sáng tạo trong công việc.Việc khuyến khích này cũng được hỗ trợ, kích thích bởi một số chín sách khác của công ty như: “Chế độ lương, thưởng của công ty rất cạnh tranh, phản ánh được sự tận tuỵ, cống hiến, nhu cầu cũng như kết quả làm việc mà công ty đặt ra đối với từng cá nhân”.

Từ sự sáng tạo, hoạt động tích cực trong công việc, nhân viên sẽ nâng cao năng lực làm việc của mình để tự hoàn thiện mình. Đến khi sự tích tụ kinh nghiệm, kỹ năng của việc tự thích ứng phù hợp với yêu cầu công việc (lượng), xây dựng một nguồn lực kinh nghiệm, hệ thống kinh nghiệm và kỹ năng làm việc mới, một cấp độ mới (chất). Từ chính sách này, công ty cho thấy triết lý quản trị nhân sự vận dụng triệt để quy luật lượng chất và kích thích triệt để sự sáng tạo, đổi mới của từng cá nhân để gia tăng năng lực của nhân viên (cái riêng) góp phần xây dựng và phát triển công ty (cái chung).

Mọi sự vật hiện tượng đều có quy luật. Trong tập thể cũng vậy, tức nước ắt sẽ vỡ bờ. Nếu những cá nhân thực sự có năng lực thì họ sẽ không thể chịu đựng được những

bất công trong công việc cũng như sự cứng nhắc về quản lý của sếp, và họ cũng không thể duy trì mãi tại nơi mà mọi người không để họ tỏa sáng. Khi đó một điều chắc chắn sẽ xảy ra là họ ra đi tìm một môi trường làm việc mới phù hợp hơn với họ.

Sự phân biệt lượng và chất trong vấn đề quản trị nhân sự chỉ mang tính tương đối nó phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Số lượng nhân viên có trình độ giỏi sẽ nói lên chất lượng đào tạo của Công ty đó.

Sự thay đổi về lượng, chất trong quản trị nhân sự cùng tồn tại với sự vận động và phát triển của Công ty và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau. Khi lượng đã tích lũy đủ thì làm cho chất mới ra đời hay chất thay đổi, ví dụ khi số lượng nhân viên về trình độ cao đẳng, đại học đã được tích lũy đủ thì tại đây sẽ làm cho Công ty thay đổi theo hướng lao động có trình độ cao lên, hay nói cách khác là chất mới của nó ra đời. Chính chất mới này sẽ tác động lại làm thay đổi cơ cấu tổ chức, quản lý, trình độ của cán bộ công nhân viên trong hoạt động quản trị nhân sự. Từ sự tích lũy giúp cho Công ty tránh được tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Trong hoạt động nhân sự cần phải vận dụng một cách linh hoạt và phân tích đúng đắn các điều kiện khách quan, chủ quan để chọn lựa những hình thức phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Ngoài ra còn phải biết tác động vào các mối liên kết để tạo ra một tập thể vững mạnh.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Đề tài: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong Quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Đồ Gỗ Vạn Huệ (Trang 26 - 27)