Về các quyền khác đối với tài sản (quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hƣởng dụng,

Một phần của tài liệu Du thao De an lay y kien bo nganh gui kem CV1552 Bo Tu phao (Trang 72 - 74)

II. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

3. Về các quyền khác đối với tài sản (quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hƣởng dụng,

quyền hƣởng dụng, quyền bề mặt)118

BLDS năm 2015 đã có một bƣớc tiến quan trọng trong việc tiếp cận thông lệ chung của pháp luật dân sự các nƣớc trên thế giới, ghi nhận một số quyền của ngƣời không phải là chủ sở hữu tài sản (quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hƣởng dụng, quyền bề mặt). Việc ghi nhận và áp dụng các quyền khác đối với tài sản đƣợc kỳ vọng mang lại những lợi ích to lớn trong việc phát triển các quan hệ xã hội. Thực tiễn quốc tế cho thấy, việc áp dụng các quyền khác đối với tài sản đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế hàng hóa. Cụ thể là Nhà nƣớc bằng quy định của pháp luật bảo đảm cá nhân, pháp nhân có tài sản (chủ sở hữu) đƣợc quyền làm chủ tài sản, tức là có toàn quyền tác động trực tiếp lên tài sản theo ý chí và yêu cầu của mình, đồng thời có quyền không cho phép ngƣời khác tiếp cận cũng nhƣ quản lý, khai thác, sử dụng tài sản đó hoặc thực hiện các hành vi làm ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện quyền của mình; đồng thời, chế định “quyền khác đối với tài sản” cũng cho phép ngƣời không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền trên tài sản của ngƣời khác trong các trƣờng hợp luật định. Qua đó, góp phần phân bổ, khai thác tối đa giá trị của cải, vật chất trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế hàng hóa và nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú của ngƣời dân.

116 Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ. 117 Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ. 118

Theo Viện Nhà nƣớc và pháp luật ngày 10/7/2019 (Công văn không chính thức); Viện Nghiên cứu lập pháp – Công văn số 258/CV-VNCLP ngày 12/8/2019 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội; Công văn số 410/LĐLSVN ngày 22/10/2019 của Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều nội dung mới của BLDS năm 2015 về quyền khác đối với tài sản dƣờng nhƣ còn khá xa lạ với các văn bản QPPL có liên quan; các quy định về “quyền khác đối với tài sản” chƣa đƣợc ghi nhận cụ thể trong các quy định của pháp luật chuyên ngành nhƣ pháp luật đất đai, xây dựng, doanh nghiệp. Cụ thể:

(1) Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tƣ chƣa có quy định cụ thể về quyền hƣởng dụng đối với các loại tài sản đặc biệt nhƣ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán;

(2) Luật Đất đai năm 2013 không có quy định nào rõ nét về quyền hƣởng dụng, quyền bề mặt. Việc bóc tách các tầng lớp quyền đối với tài sản chƣa đƣợc nghiên cứu làm rõ, chẳng hạn nhƣ mối quan hệ của chủ sở hữu và ngƣời không phải là chủ sở hữu trong bối cảnh các chủ thể này đều có quyền đối với QSDĐ; tính chất pháp lý, phạm vi quyền (về không gian, thời gian, giới hạn) của các chủ thể cùng có quyền trên cùng một mảnh đất. Cơ chế đăng ký đối với quyền hƣởng dụng và quyền bề mặt cũng không rõ ràng, theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, việc đăng ký biến động là bắt buộc thực hiện đối với trƣờng hợp “có thay

đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất”, tuy nhiên quy định này chƣa

thể hiện rõ có bao gồm việc đăng ký đối với quyền hƣởng dụng không và chƣa có thủ tục cụ thể cho việc này119.

(3) Pháp luật về xây dựng chƣa có quy định điều chỉnh để giải quyết quyền, lợi ích của ngƣời sử dụng đất và chủ đầu tƣ trong các công trình xây dựng giao thông công cộng sử dụng bề mặt ngầm của lòng đât và khoảng không gian trên mặt đất. Nhà nƣớc có thể trực tiếp giao quyền bề mặt cho các chủ thể không (nhƣ phê duyệt dự án xây dựng tàu điện ngầm) hay cứ nhất thiết phải thông qua ngƣời có QSDĐ (nhƣ quy định tại Điều 267 BLDS năm 2015)120

.

Bên cạnh đó, ở nƣớc ta, xuất phát từ các đặc thù của chế độ chính trị, kinh tế, đặc biệt là chế độ sở hữu toàn dân về một số tài sản đặc biệt (đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản... và các tài sản mà Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý) nên đã xuất hiện các tiền đề kinh tế - xã hội cho việc hình thành các loại vật quyền khác mà nhiều nƣớc trên thế giới không có. Tuy nhiên, chế định pháp lý liên quan đến quyền

119

Đối với việc đăng ký quyền bề mặt, các nƣớc áp dụng kỹ thuật để xác định vị trí của khoảng không gian mà một chủ thể có quyền bề mặt đồng thời mô tả vị trí đó bằng các tọa độ cụ thể trong trƣờng hợp quyền bề mặt có đối tƣợng là khoảng không gian (bộ toạ độ định vị đối tƣợng của quyền bề mặt trong không gian gọi là NGF (niveau général de France).

120

TS. Bùi Đăng Hiếu – ĐH Luật Hà Nội, bài viết “Chế định quyền bề mặt- vấn đề đặt ra đối với việc triển khai thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan” tại Hội thảo về các quyền khác đối với tài sản do Bộ Tƣ pháp tổ chức năm 2017.

khai thác kinh tế và quyền quản lý nghiệp vụ (đối với tài sản mà nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp), quyền khai thác mỏ, quyền đánh cá, quyền khai thác rừng… chƣa đƣợc nhìn nhận, đánh giá ở góc độ lý thuyết vật quyền. Điều này dẫn đến còn tồn tại những “khoảng trống” trong cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh; chƣa đảm bảo để mọi tài sản đều có đƣợc một ngƣời chủ thực sự, tránh tình trạng vô chủ dẫn đến hệ quả không đáng có nhƣ tài sản không đƣợc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, làm thất thoát, lãng phí các nguồn tài sản của quốc gia.

Một phần của tài liệu Du thao De an lay y kien bo nganh gui kem CV1552 Bo Tu phao (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)