Thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại Tòa án

Một phần của tài liệu Du thao De an lay y kien bo nganh gui kem CV1552 Bo Tu phao (Trang 92 - 95)

III. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT

2. Thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại Tòa án

Các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về các tranh chấp dân sự có liên quan đến quyền tài sản đều có dấu hiệu gia tăng, tính chất của các vụ việc cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn; trong đó, số lƣợng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao tăng nhiều hơn và có tính chất rất phức tạp.

Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của ngành tòa án nhân dân:

- Về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 446.224 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 345.981 vụ việc, đạt tỷ lệ 77,5% (so với năm 2017 số thụ lý tăng 50.907 vụ). Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 429.594 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 333.382 vụ việc ; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 15.708 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 11.946 và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 922 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 653 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,6%, giảm 0,1% so với năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 0,47% và do nguyên nhân khách quan 0,13%); bị sửa là 1,1%, tăng 0,1% so với năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 0,6% và do nguyên nhân khách quan 0,5%). Tỷ lệ án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị là 4,4%, tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 0,27%.

163

Xem “Tình trạng xâm phạm quyền SHTT các thƣơng hiệu lớn ngày càng gia tăng”, xem tại http://luatsu- vn.com/tinh-trang-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-cac-thuong-hieu-lon-ngay-cang-gia-tang/

- Trong đó, các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 140.108 vụ việc (tăng 2.718 vụ việc so với năm 2017), chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản (38.917 vụ), tranh chấp về QSDĐ (15.192 vụ), tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng QSDĐ (9.469 vụ), tranh chấp đòi đất cho mƣợn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm (5.625 vụ).

Theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác năm 2019 8 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của ngành tòa án nhân dân:

- Thụ lý 432.666 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động, đã giải quyết, xét xử 379.441 vụ việc, đạt tỷ lệ 87,7%. Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 415.763 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 364.546 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 16.089 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 14.182 và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 814 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 713 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,61%, giảm 0,03% so với năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,46%); bị sửa là 1,3%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018 (do nguyên nhân chủ quan 0,6%).

- Trong đó, các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 141.850 vụ việc (tăng 1.742 vụ việc so với năm 2018), chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản (39.587 vụ), tranh chấp về QSDĐ (16.812 vụ), tranh chấp hợp đồng chuyển nhƣợng QSDĐ (10.235 vụ), tranh chấp đòi đất cho mƣợn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm (4.966 vụ). Các vụ án kinh doanh thƣơng mại mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 14.517 vụ việc, chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh vực đầu tƣ tài chính, ngân hàng (4.698 vụ), mua bán hàng hóa (3.014 vụ).

*********

Từ những phân tích tại Phần thứ hai cho thấy, về cơ bản, pháp luật về quyền sở hữu tƣ nhân đã thể chế hóa đầy đủ các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013, cơ bản đảm bảo sự bao quát, tạo lập khuôn khổ pháp lý quan trọng cho sự phát triển của nền KTTT định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra:

(1) Còn tồn tại nhiều quy định chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản luật cùng điều chỉnh một vấn đề hoặc quy định chƣa mạch lạc dẫn đến những cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thi hành pháp luật trên thực tế.

(2) Hệ thống văn bản luật còn mang tính chất quy định khung, thiếu cụ thể, nhiều quy định khó hoặc không thể áp dụng trực tiếp nếu không có các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Các văn bản dƣới luật vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống văn bản QPPL. Điều này chƣa thực sự phù hợp với yêu cầu đảm bảo tính tối thƣợng của Hiến pháp và của các đạo luật trong Nhà nƣớc pháp quyền. Đồng thời, việc văn bản luật cần có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành ít nhiều gây khó khăn cho việc đảm bảo tính thống nhất và tính pháp chế của pháp luật; dẫn đến tồn tại những quy định mang tính chất hạn chế quyền sở hữu trong các văn bản dƣới luật. Có khoảng cách giữa tuyên bố chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp với việc thể chế hóa và thực thi trên thực tế. Thể chế pháp luật về sở hữu còn chậm chuyển biến, đi sau lực lƣợng sản xuất và sự pháp triển của xã hội, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ.

(3) Quy định pháp luật và thực thi pháp luật về quyền tài sản đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên đã giao cho cá nhân, tổ chức còn chƣa chặt chẽ; chƣa khai thác đƣợc giá trị tài sản một cách tối ƣu; có sự khác biệt trong cách tiếp cận về quyền sở hữu giữa Luật Đất đai, Luật Khoáng sản với BLDS, Luật Doanh nghiệp và các văn bản luật có liên quan.

(4) Bất động sản (đất đai, nhà ở, công trình xây dựng,..) đƣợc coi là tài sản lớn, có giá trị quan trọng trong phát triển nền kinh tế, tuy nhiên, thể chế pháp luật về quyền sở hữu đối với các loại tài sản này còn tồn tại những khoảng trống pháp lý.

(5) Thiếu vắng một số thiết chế pháp luật quan trọng nhƣ đăng ký tài sản; (6) Thiết chế bảo đảm quyền sở hữu tài sản đã đƣợc quan tâm hoàn thiện nhƣng chƣa thực sự chặt chẽ, hiệu quả;

(7) Việc hiểu và áp dụng pháp luật về quyền sở hữu tài sản trong một số trƣờng hợp còn chƣa chính xác hoặc quá cứng nhắc, thậm chí có thể “hành chính hóa” quan hệ tài sản. Điều này dẫn đến trên thực tế có thể vẫn có trƣờng hợp quyền sở hữu tài sản chƣa thực sự đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm.

Một phần của tài liệu Du thao De an lay y kien bo nganh gui kem CV1552 Bo Tu phao (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)