Thể chế pháp luật về bảo đảm quyền đối với tài sản

Một phần của tài liệu Du thao De an lay y kien bo nganh gui kem CV1552 Bo Tu phao (Trang 78 - 81)

II. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

5. Thể chế pháp luật về bảo đảm quyền đối với tài sản

Nhƣ đã phân tích ở Mục I ở trên, các văn bản từ Hiến pháp năm 2013, đến các văn bản luật hiện hành đều đã ghi nhận nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền sở hữu

126 Theo Công văn số 206/CĐKQGGDBĐ-QLNV ngày 12/7/2019 của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tƣ pháp

127 Theo Công văn số 681/BTTP-CC,TPL ngày 17/7/2019 của Cục Bổ trợ tƣ pháp, Bộ Tƣ pháp; Theo Viện Nghiên cứu lập pháp – Công văn số 258/CV-VNCLP ngày 12/8/2019 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội.

(Điều 32 Hiến pháp năm 2013), các phƣơng thức bảo vệ quyền sở hữu (Điều 11 BLDS năm 2015), cam kết của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền sở hữu của doanh nghiệp nhà đầu tƣ128, các hình thức xử lý hành chính, hình sự với hành vi xâm phạm,…Nhìn tổng thể hệ thống pháp luật, nguyên tắc hiến định đƣợc thế chế hóa tƣơng đối thống nhất, đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định chƣa thực sự hợp lý, mâu thuẫn với nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu cần tiếp tục đƣợc cân nhắc hoàn thiện thêm. Cụ thể:

5.1. Về hình phạt tịch thu tài sản đối với một số tội phạm hình sự

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ghi nhận hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản ngoài tiền phạt, tang vật, công cụ, phƣơng tiện phạm pháp và các khoản thu lợi bất chính trong 42 tội danh. Ở góc độ bảo đảm quyền sở hữu, các hình phạt này cần đƣợc cân nhắc thêm về tính cần thiết, hợp lý.

5.2. Về biện pháp tịch tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính

trong xử lý vi phạm hành chính

Biện pháp tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính129

ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức trong xã hội, đòi hỏi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải quy định rất rõ ràng các trƣờng hợp bị tịch thu, ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu, tránh việc khó kiểm soát và bị lạm dụng của quy định này. Do vậy, cơ quan chức năng cần tiến hành tổng kết thực tiễn thi hành luật, đánh giá tác động của chính sách kỹ càng để đƣa ra những quy định có tính khả thi, khắc phục những vƣớng mắc, khó khăn trong thực tế.

Bên cạnh đó, việc tịch thu phƣơng tiện vi phạm vi phạm hành chính là tài sản đƣợc mƣợn, thuê cũng cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng bởi xét về khía cạnh kinh tế và pháp luật, việc tịch thu phƣơng tiện vi phạm hành chính do mƣợn hay thuê của ngƣời khác sẽ gây lãng phí, lại không phù hợp với quyền sở hữu. Bởi trong nhiều trƣờng hợp chủ phƣơng tiện cho mƣợn, cho thuê đúng quy định nên không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm về vi phạm do ngƣời khác gây ra. Mặt khác, nếu tịch thu tang vật, phƣơng tiện bị sử dụng trái phép sẽ làm phƣơng hại đến quyền sở hữu hợp

128 Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

129 Tịch thu phƣơng tiện là một hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức hoặc trƣờng hợp trong quá trình phƣơng tiện bị tạm giữ quá hạn, ngƣời vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trƣờng hợp không xác định đƣợc ngƣời vi phạm, cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục thông báo, niêm yết công khai, trong thời hạn quy định kể từ ngày thông báo, nếu ngƣời vi phạm không đến nhận thì ngƣời có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phƣơng tiện theo quy định.

pháp của cá nhân, tổ chức đƣợc Hiến pháp, pháp luật quy định. Đồng thời làm ảnh hƣởng đến các quan hệ xã hội khác nhƣ cho mƣợn, cho thuê tài sản. Ngay cả Bộ luật hình sự cũng đã quy định rõ trong trƣờng hợp tang vật, phƣơng tiện "bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để phạm tội thì đƣợc trả lại cho chủ sở hữu, ngƣời quản lý hoặc ngƣời sử dụng hợp pháp khi những ngƣời này không có lỗi". Xét cho cùng, ngƣời sử dụng phƣơng tiện mới là ngƣời vi phạm hành chính chứ phƣơng tiện không vi phạm. Vì vậy, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cần phải thiết kế những điều khoản phân biệt rõ chủ sở hữu có lỗi hay không, có biết đối tƣợng mƣợn phƣơng tiện để thực hiện hành vi vi phạm không trong quá trình xử lý.

5.3. Quyền sở hữu khi dự án bị thu hồi

Theo quy định tại Điều 41 Luật Đầu tƣ năm 2014, dự án đầu tƣ của doanh nghiệp có thể bị chấm dứt hoạt động và bị Nhà nƣớc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ trong 6 trƣờng hợp với lý do là để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; để khắc phục vi phạm môi trƣờng; để bảo đảm an toàn lao động; do nhà đầu tƣ không thực hiện đúng dự án; có nguy cơ ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia hay dự án chậm quá tiến độ (nhƣ quá 12 hoặc 24 tháng). QSDĐ của các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ cũng có thể bị thu hồi theo quy định tại các Điều 16, 62, 64 và 65 Luật Đất đai năm 2013 với các lý do vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội; vì lợi ích quốc gia, công cộng; do vi phạm pháp luật về đất đai; do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con ngƣời, riêng việc vi phạm pháp luật về đất đai đã có tới 11 trƣờng hợp doanh nghiệp có thể bị thu hồi đất.

Trong các trƣờng hợp bị thu hồi dự án và QSDĐ, Nhà nƣớc vẫn có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại về tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc do quy định về việc bồi thƣờng tài sản liên quan không cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2013 có quy định Nhà nƣớc thu hồi đất mà không bồi thƣờng về tài sản gắn liền với đất đối với trƣờng hợp khi hết thời hạn đƣợc gia hạn mà chủ đầu tƣ vẫn chƣa đƣa đất vào sử dụng, quy định này đƣợc đánh giá là chƣa công bằng, chƣa thực hiện đúng cam kết bảo hộ những tài sản hợp pháp của nhà đầu tƣ trong quá trình thực hiện dự án đầu tƣ.

5.4. Về việc trƣng mua, trƣng dụng tài sản

Theo quy định của luật, trƣờng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, thì Nhà nƣớc có thể thực hiện việc trƣng mua hoặc trƣng dụng tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ. Ngƣời có tài sản bị trƣng mua thì đƣợc thanh toán tiền, bị trƣng dụng thì đƣợc bồi thƣờng theo giá thị trƣờng (khoản 3 Điều 32 Hiến pháp năm 2013; Điều 10 Luật Trƣng mua, trƣng dụng tài sản năm 2008; Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2014; Điều 5 và Điều 9 Luật Đầu tƣ năm 2014). Tuy nhiên, đi vào cụ thể thì còn có một số điểm chƣa thực sự phù hợp, chẳng hạn: (i) Quy định và việc xử lý một số tổ chức tín dụng yếu kém; (i) Quy định cho phép cán bộ công an “được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nh n và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật” tại khoản 6 Điều 5 Thông tƣ số

01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trƣởng Bộ Công an ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đƣờng bộ của cảnh sát giao thông. Thông tƣ số 01/2016/TT-BCA không trái với quy định tại khoản 15 Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2014, nhƣng lại chƣa phù hợp với Điều 24 Luật Trƣng mua, trƣng dụng tài sản năm 2008, theo đó luật này quy định chỉ có 7 bộ trƣởng (Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thƣơng) và các chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền trƣng dụng tài sản, đồng thời không đƣợc phân cấp thẩm quyền quyết định trƣng dụng tài sản.

5.5. Về bảo đảm đầu tƣ

Điều 13 Luật Đầu tƣ năm 2014 đã ghi nhận về bảo đảm về đầu tƣ khi có sự thay đổi của pháp luật, tuy nhiên, quy định này mới chỉ dừng lại ở cam kết của Nhà nƣớc trong trƣờng hợp có sự thay đổi văn bản pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ, trong khi nhà đầu tƣ cần sự đảm bảo nhiều hơn thế nhƣ đảm bảo quyền sở hữu tài sản, bảo đảm chuyển tài sản và lợi nhuận hợp pháp của họ ra nƣớc ngoài, bảo đảm đầu tƣ trong trƣờng hợp thay đổi pháp luật, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tƣ trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh....

Một phần của tài liệu Du thao De an lay y kien bo nganh gui kem CV1552 Bo Tu phao (Trang 78 - 81)