Từ lý thuyết về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng được trình bày ở chương hai, khóa luận sẽ đưa ra giả định về sự ảnh hưởng của 10 biến nhân tố đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
• H1: Quy mô ngân hàng (Size) tác động cùng chiểu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Trong giai đoạn từ 2007-2019, quy mô của ngành ngân hàng đã tăng trưởng liên tục và gia tăng đáng kể. Trong phạm vi 24 ngân hàng khóa luận khảo sát, quy mô của ngân hàng đã tăng trưởng hơn 6 lần từ năm 2019 so với năm 2007. Trong đó, so sánh top năm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thì sự khác nhau giữa năm 2007 và 2019 chỉ là ngân hàng Sài Gòn (SCB) thay thế vị trí của ngân hàng Á Châu (ACB) trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất, bốn vị trí còn lại thuộc về các ngân hàng thương mại nhà nước lần lượt là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (BIDV), ngân
hàng Ngoại Thương (VCB), ngân hàng Công Thương (CTG), ngân hàng Nông Nghiệp (AGR). Bên cạnh đó, quy mô của ngân hàng do nhà nước kiểm soát luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% trong phạm vi nghiên cứu nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nhà nước trong tổng tài sản của tất cả các ngân hàng là hơn 67% và vào cuối năm 2019 là gần 56% nhưng xét về hoạt động hiệu quả thì các ngân hàng thương mại nhà nước đã làm tốt hơn thể hiện ở chỉ số ROE và chỉ kém hơn không đáng kể ở chỉ số ROA khi tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nhà nước là quá lớn nếu so với các ngân hàng tư nhân. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2007-2019 thể hiện xu hướng giảm trong khi quy mô ngân hàng thì luôn gia tăng qua từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2007-2015, hiệu quả hoạt động của ngân hàng gần như giảm dần qua các năm và trong giai đoạn còn lại 2016-2019 thì đã được phục hồi nhưng vẫn chưa tiệm cận được với mức đỉnh cũ. Đồ thị 3.1 bên dưới mô tả trực quan hơn về diễn biến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và quy mô ngân hàng trong giai đoạn 2007-2019 bằng cách tính chỉ số trung bình của ROA, ROE và tổng tài sản theo logarit của tất cả các ngân hàng trong nghiên cứu theo năm. Từ đồ thị, có thể suy luận rằng việc mở rộng quy mô ngân hàng thương mại ở Việt Nam tác động tương đối cùng chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quản lý một khối tài sản lớn luôn khó khăn và ít đem lại hiệu quả hơn là khối tài sản tương đối. Do đó, ít nhất trong giai đoạn 2007-2015, Kristin Regehr (2016) đã đúng khi cho rằng việc tăng trưởng tài sản quá nhanh nhưng khả năng quản trị chưa phù hợp sẽ gây nên tình trạng hoạt động không hiệu quả. Nhưng trong giai đoạn, từ năm 2016 đến nay hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện ở cả hai chỉ số ROA và ROE. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các nhà quản trị ngân hàng đã có chiến lược thích hợp hơn để sử dụng tài sản. Ngoài ra, khung pháp lý đã được cải thiện đáng kể về các điều kiện cho vay, quản lý nợ xấu, yêu cầu gia tăng vốn tự có của ngân hàng, các yêu cầu về quyền sở hữu, ... từ nhà nước nhà nước cũng đã góp phần quan trọng trong sự phục hồi hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng. Do đó khóa luận kết luận quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Đồ thị 3.1: So sánh giữa hiệu quả và quy mô ngân hàng bình quân
ROE BQ — ROA BQ —Size BQ
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Excel • H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Eq) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.
Trong giai đoạn 2007-2019, cũng giống nhu tổng tài sản của ngân hàng vốn chủ sở hữu cũng đã không ngừng tăng truởng qua các năm và cho đến cuối năm 2019 thì tổng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã tăng hơn 6,2 lần so với cuối năm 2007. Thêm vào đó, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thuộc nhà nuớc vẫn chiếm phần lớn trong tổng số vốn nhung so với quy mô ngân hàng thì thấp hơn khi tỷ trọng lớn nhất các ngân hàng thuơng mại nhà nuớc chiếm là gần 53% vào năm 2007 và thấp nhất là gần 46% vào năm 2018, hiện tại tỷ trọng đạt 47.4%. Do đó có thể dễ dàng suy ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng có xu huớng giảm trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2019. Cụ thể là bình quân tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt giá trị lớn nhất vào năm 2008 với gần 14.2%, nhỏ nhất là 7.7% vào năm 2017 và con số hiện tại là 8%. đồ thị sau đây mô tả tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân và hiệu quả hoạt động của tất cả các ngân hàng qua các năm.
Đồ thị 3.2: So sánh giữa hiệu quả và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng bình quân
ROE BQ ROA BQ —Eq BQ
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Excel
Từ đồ thị 3.2 có thể thấy rằng xu hướng chuyển động của cả ba chỉ số khá tương đồng đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn sau đó cũng cho thấy xu hướng di chuyển tăng lên của cả ba. Điều này cho thấy tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến khả năng hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Có nghĩa là tỷ lệ vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng Việt Nam có tác động tích cực đến các đòn bẩy tài chính cũng như hỗ trợ thanh khoản hay giúp ngân hàng có cơ sở để tăng trưởng tín dụng mà ít gặp rủi ro nợ xấu hơn các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp. Đồng thời, cũng cho thấy khả năng không có mâu thuẫn lợi ích đáng kể giữa cổ đông và nhà quản lý theo như Jensen và Meckling (1976) được giải thích bởi giai đoạn 2010-2015 đi xuống của cả ba chỉ số thuộc đồ thị. Và Thakor (2014) đồng ý với tác động cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, ông còn cho biết khả năng hỗ trợ của chính phủ đến thị trường ngân hàng khi rủi ro hệ thống xuất hiện bởi vốn chủ sở hữu thấp. Điều này đã đúng ở trường hợp các ngân hàng Việt Nam khi Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thành lập bởi chính phủ năm 2013 để thu mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (được tạo nên bởi việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu không cao và các vấn đề khác liên quan đến nguồn vốn) và đến năm 2015 chính phủ nới lỏng các yêu cầu mua nợ và định giá tài sản thực tế với thị trường hơn cũng như các quy định khác được nới lỏng để hỗ trợ ngân hàng như gia hạn mua lại nợ, trái phiếu của VAMC không cần trích lập dự phòng cũng như có thể chuyển nhượng giữa các ngân hàng, .... Từ đó, vấn đề nợ xấu từ từ được giải quyết giúp ngân hàng xử lý được các vấn đề về vốn từ việc không phải trích lập dự phòng và từ đó gia tăng lợi nhuận ngân hàng.
• H3: Dự phòng rủi ro tín dụng (DPRR) tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam đã tăng 5.66 lần cho đến cuối năm 2019 so với cuối năm 2007 trong khi đó dư nợ gốc cho vay khách hàng tăng trưởng hơn 7.21 lần và các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong sự tăng trưởng của cả hai chỉ số nhưng theo xu hướng giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng trong cùng thời gian có sự tăng trưởng không quá chênh lệch với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 6.35
lần. Qua đó có thể thấy tác động trực tiếp của chi phí dự phòng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồ thị3.3 bên duới mô tả xu huớng di chuyển bình quân của cả ba chỉ số trong phạm vi nghiên cứu. Giai đoạn 2007-2011 cho thấy sự di chuyển tuơng đối nguợc chiều trong sự tăng truởng của ba chỉ số. Chi phí dự phòng rủi ro tăng nhanh vì giai đoạn này tăng truởng tín dụng mở rộng từ các ngân hàng thuơng mại nhà nuớc cho đến các ngân hàng tu nhân (tăng truởng bình quân 64.96% mỗi năm). Chi phí dự phòng do đó cũng gia tăng gấp hai lần ở cuối năm 2011 so với cuối năm 2007 và tỷ lệ dự phòng giao động từ 0.76% đến 0.95% trong khi lợi nhuận sau thuế thì tăng gấp 2.6 lần qua đó gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng. Giai đoạn tiếp theo 2012-2015, các chỉ số hiệu quả vẫn huớng di chuyển nguợc chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro. Các chỉ số hiệu quả ROE, ROA bình quân giảm vì các vấn đề liên quan đến nợ xấu cũng nhu tăng truởng tín dụng giảm so với giai đoạn truớc nên tăng truởng lợi nhuận sau thuế rất thấp chỉ khoảng 18,34% (năm 2015 so với 2012). Cũng vì tín dụng giảm nên chi phí dự phòng rủi ro cũng giảm. Điều đáng luu ý là trong giai đoạn này là tổng chi phí dự phòng tín dụng của các ngân hàng luôn lớn hơn so với lợi nhuận sau thuế cho thấy mức độ ảnh huởng nặng nề nợ xấu vào những năm sau khi tăng truởng tín dụng quá nhanh ở những năm truớc. Giai đoạn 2016-2019 là giai đoạn phục hồi, đặc biệt là đối với lợi nhuận sau thuế của ngân hàng khi tăng truởng tại cuối năm 2019 so với năm truớc là hơn 33% và so với cuối năm 2015 là hơn 2.1 lần. Trong cùng thời gian, tỷ lệ dự phòng cho thấy sự suy giảm so với giai đoạn truớc (1.22% bình quân của 2016-2019 so với 1.27% bình quân của 2012-2015) tuy nhiên lại thể hiện suy giảm đều qua các năm trong khi tăng truởng tín dụng vẫn tiếp tục ổn định cho thấy dấu hiệu lo ngại. Tất cả các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu đều là các ngân hàng thuơng mại với thu nhập từ lãi vay chiếm phần lớn nên việc gia tăng chi phí này sẽ giúp cải thiện và ổn định lợi nhuận của ngân hàng theo Greenawalt và Sinkey (1988). Do đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đuợc kỳ vọng sẽ tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam.
20,0 80,0 15,0 0 60,00 10,0 40,0 5,00 20,0 0 0,00 __ 0,00 200 7 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
ROE BQ ROA —CIR BQ
Đồ thị 3.3: So sánh giữa hiệu quả và dự phòng rủi ro ngân hàng bình quân
ROE BQ ROA BQ —DPRR BQ
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Excel • H4: Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) tác động nguợc chiều đến hiệu quả hoạt động
ngân hàng.
Chỉ số CIR là chỉ số cơ bản và quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ số CIR thấp cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả và nguợc lại. Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2007-2019 rất biến động, có tính phân hóa cao và vẫn cho thấy tác động nguợc chiều với tình hình kinh doanh của ngân hàng. Đồ thị 3.4 cho thấy trong khoảng thời gian từ 2007- 2011, ngoại trừ năm 2008 chỉ số CIR bình quân của tất cả các ngân hàng là gần 52% thì những năm còn lại đều giao động từ 41-43% cá biệt còn có năm 2007 với chỉ 34.32% do đó những năm này các ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh cao khi chỉ số ROE và ROA bình quân đạt lần luợt là 13.88% và 1.43%. Điển hình của sự hiệu quả đến từ ngân hàng Kỹ Thuơng (TCB) với các chỉ số ROE, ROA, CIR lần
luợt là 23.93%, 1.9% và 31.49%. Đại diện cho các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nuớc là ngân hàng Ngoại Thuơng (VCB) với các chỉ số ROE, ROA, CIR lần luợt là 19.24%, 1.29%, 34.74%. Giai đoạn tiếp theo từ 2012-2015 là một giai đoạn khó khăn với các ngân hàng khi chi phí hoạt động gia tăng nhung không hiệu quả kéo theo sự đình trệ trong kinh doanh. Ở thời kỳ này, các chỉ số ROE và ROA bình quân là 6.89% và 0.64% trong khi chỉ số CIR bình quân của các ngân hàng là 57.47% (tăng mạnh so với con số 42.79% của trung bình 5 năm truớc đó). Các ngân hàng tu nhân trong thời gian này hoạt động kém hiệu quả điển hình là ngân hàng Nam Việt (NVB) khi chỉ số CIR cao nhất trong tất cả với 89.23% nhung hiệu quả đem lại so với vốn chủ sở hữu và quy mô rất hạn chế lần luợt là 0.27% và 0.03%. Ngoài ra còn có ngân hàng Hàng Hải (MSB) với các chỉ số ROE, ROA, CIR lần luợt là 2.13%,
28
0.19% và 67.71%. Điểm sáng trong thời điểm này là các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động khá tốt như ngân hàng Ngoại Thương (VCB) vẫn giữ được chỉ số CIR trung bình là 39.72% và lợi nhuận trên quy mô ngân hàng khá tốt là 0.96% và tỷ lệ trên vốn chủ sở hữu gần 11.43% ; ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (BIDV) có chỉ số CIR trung bình thuộc top năm nhỏ nhất trong các ngân hàng là 40.69% và chỉ số ROE đạt 13.98%; các ngân hàng Quân Đội (MBB) hay ngân hàng Công Thương (CTG) cũng có chỉ số CIR thấp hơn bình quân ngành và đạt hiệu quả hoạt động tương đối tốt. Giai đoạn 2016-2019 là khoảng thời gian hồi phục của ngành ngân hàng khi chỉ số CIR bình quân của tất cả các ngân hàng giảm xuống còn 53.87% trong khi sự hiệu quả tăng lên với ROE, ROA bình quân lần lượt là 10.47% và 0.81%. Ngoài việc các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn giữ được tỷ lệ hoạt động thấp như ngân hàng VCB hay ngân hàng BID thì các ngân hàng tư nhân cho thấy sự phát triển ấn tượng nổi bật là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) với các chỉ số ROE, ROA, CIR bình quân lần lượt là 24.38%, 2.3%, 35.74%; ngân hàng TCB với các chỉ số ROE, ROA, CIR bình quân lần lượt 21.17%, 2.45%, 32.65%. Nhưng một số ngân hàng như Nam Việt hay Bản Việt (BVB) vẫn đang chìm sâu vào sự khủng hoảng của hiệu quả hoạt động. Tóm lại, chỉ số CIR đã phản ánh tốt được năng suất hoạt động của ngân hàng trong khoảng thời gian tương đối và cũng cho thấy được việc tối thiểu hóa chi phí sẽ mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Excel • H5: Đa dạng hóa thu nhập (HHIDR) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
Kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập với kinh tế thế giới kể từ khi gia nhập WTO từ năm 2007. Cũng kể từ đó hệ thống tài chính của nước ta đặc biệt là hệ thống ngân hàng bắt đầu liên kết ngày một mạnh mẽ với hệ thống tài chính của các nước phát triển. Do đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam không còn chỉ hoạt động đơn thuần trong hoạt động truyền thống là cho vay và gửi tiết kiệm mà còn mở rộng các sản phẩm, dịch vụ sang các lĩnh vực tài chính khác như bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, quản lý tài sản, đầu tư, .... So với năm 2007, thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng đã tăng hơn 4.6 lần vào năm 2019 tuy nhiên vẫn thua kém đáng kể nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng của thu nhập thuần của ngân hàng trong cùng thời gian là hơn 7.1 lần. Góp phần lớn trong việc gia tăng thu nhập ngoài lãi là khối ngân hàng tư nhân khi tổng tăng trưởng là gần 15 lần trong khi khối ngân hàng thương mại nhà nước chỉ góp phần tăng trưởng gần 3.5 lần vì sự ảnh hưởng đáng kể của ngân hàng thương mại nhà nước lên hệ thống ngân hàng Việt Nam nên nếu xét về tổng giá trị thu nhập ngoài lãi của khối ngân hàng thương mại nhà nước