Dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (Trang 44)

Để đảm bảo tính khoa học và thuyết phục trong luận văn, ngoài nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp, khảo sát bằng bảng hỏi đối với người quản lý, cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.3. Phân tích kết quả

Trong phần khảo sát bằng bảng hỏi, tác giả thu tập dữ liệu, chọn lọc thông tin để đánh giá, nhận xét về thực trạng quan hệ công chúng tại Công ty, từ đó tiếp tục chọn lọc dữ liệu để phân tích mức độ phát triển, khuếch trươngthương hiệu tại Công ty.

Tác giả sử dụng Bảng tần xuất để sắp xếp dữ liệu thu thập được trong phần khảo sát bằng bảng hỏi, dữ liệu thu thập được sắp xếp theo giá trị số, với các cột thể hiện tần số, phần trăm, phần trăm tích lũy.

Chỉ tiêu Trả lời Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy Rất đồng ý

Đồng ý

Không có ý kiến Không đồng ý Rất không đồng ý

34

Sử dụng các thông số tính toán được trên bảng tần xuất, tác giả tính giá trị trung bình điểm đánh giá của người được hỏi đối với các vấn đề nghiên cứu, từ đó tác giả phân tích quan điểm đánh giá của cán bộ công nhân viên về các vấn đề nghiên cứu làm cơ sở đánh giá hoạt động quan hệ công chúng tại Công ty.

Điểm đánh giá trung bình = (Số người rất không đồng ý * 1 điểm +số người không đồng ý * 2 điểm + số người không ý kiến * 3 điểm + số người đồng ý * 4 điểm + số người rất đồng ý * 5 điểm)/ Tổng số người tham gia trả lời

Kết quả phỏng vấn cung cấp nguồn thông tin xác đáng giúp tác giả đánh giá thực trạng quan hệ công chúng, khuếch trương thương hiệu tại Công ty, đồng thời nguồn thông tin ấy cũng được dùng làm căn cứ để kiểm chứng các kết quả đã thu thập, phân tích và đánh giá trong khảo sát bằng bảng hỏi, giúp cho nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, tin cậy.

35 CHƯƠNG3

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VỚI VIỆC KHUẾCH TRƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN BIDV

3.1. Đặc điểm cơ bản về Công ty

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 2000, mở ra cơ hội hợp tác mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam.Được thành lập năm 1999, khi các giao dịch chứng khoán đầu tiên còn chưa chính thức khởi động, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BSC) tự hào là một trong số ít công ty đồng hành cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ngay từ những ngày đầu. Với vai trò tiên phong, định hình thị trường chứng khoán và mục tiêu cốt lõi là gia tăng giá trị cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng nhà đầu tư.Bằng tầm nhìn chiến lược và chủ trương nhất quán của lãnh đạo công ty: Luôn kiên định phương châm kinh doanh phát triển bền vững, khai thác đồng bộ các chiến lược phát triển đầu tư vào đội ngũ nhân sự, công nghệ thông tin và văn hóa doanh nghiệp, BSC đã vượt qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế và thị trường chứng khoán một cách ngoạn mục, để giữ vững niềm tin cho khách hàng và tạo động lực mạnh mẽ kết nối cán bộ công nhân viên.

Giai đoạn 2000-2006 là thời điểm cạnh tranh khốc liệt của thị trường chứng khoán với sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán trong nước. BSC vẫn vững tâm kiên trì theo đuổi phương châm phát triển bền vững của lãnh đạo công ty.

36

Giai đoạn 2007-2010: BSC tiến hành tái cấu trúc và cải cách toàn diện để tránh những hệ lụy phát triển nóng của thị trường. Qua đó tích cực đón nhận cơ hội mới, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Giai đoạn từ năm 2011 chứng kiến sự đi lên của BSC với những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

Đặc biệt từ năm 2013 đánh dấu sự khởi sắc toàn diện của BSC, tiếp tục khẳng định vị thế dẫn dắt thị trường với đa dạng các dịch vụ thế mạnh chủ lực như: môi giới, phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Để phục vụ khách hàng một cách tích cực và toàn diện, mạng lưới chi nhánh BSC được mở rộng và không ngừng lan tỏa khắp các vùng miền trong và ngoài nước với hàng loạt đối tác là định chế tài hàng đầu như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông...

Với những nỗ lực không ngừng, BSC hiện là nhà tư vấn tài chính, thu

xếp vốn cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam (Vinatex,

Vinacomin, Vietnam Airlilnes, HAGL, Vincom...); nhà môi giới tin cậy của

nhiều quỹ đầu tư, khách hàng tổ chức trong và ngoài nước. Hàng loạt giải thưởng cao quý của các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng chính là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ, vững bền của BSC với tiềm lực lớn, năng lực quản trị tốt và uy tín tăng cao trên thị trường. Nhưng có lẽ, phần thưởng quý giá nhất chính là thành công của khách hàng khi đã luôn tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng BSC trong suốt 15 năm qua. Để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và toàn diện, phù hợp với nhu cầu đa dạng, luôn biến đổi của thị trường, BSC đã nỗ lực hoàn thiện và đổi mới trên cả 3 giá trị cốt lõi vững bền: Nguồn nhân lực chất lượng cao, giàu sáng tạo và đam mê của BSC luôn được đào tạo bài bản với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và hiện đại. Chủ động tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo sức mạnh kết nối giữa các thành viên trong công ty với tiêu chí: lấy sự phát triển của khách hàng làm giá trị nền tảng của công ty. Luôn chú trọng đổi mới khoa học công nghệ

37

nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế. Với mục tiêu trở thành công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, BSC sẽ không ngừng kiện toàn bộ máy, kiên định phương châm kinh doanh phát triển vững bền và đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính (tư vấn tài chính), chứng khoán (môi giới, phân tích, tự doanh) để gia tăng lợi ích cho khách hàng trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

Như vậy, sau khi phân tích quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV, chúng ta thấy rằng đây là một doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển hơn 15 năm. Chứng khoán BIDV được coi là một mô hình doanh nghiệp Việt Nam điển hình để chúng ta nghiên cứu theo quan điểm Quản trị kinh doanh, cụ thể là quan hệ công chúng với khuếch trương thương hiệu doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu này.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV được tổ chức dưới mô hình Công ty cổ phần. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng cổ đông của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng chiến lược của công ty cùng những ưu tiên kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch kinh doanh và tài chính thường niên; cũng như chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của Ban giám đốc. Ban kiểm soát thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ hàng ngày và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông. Được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hằng ngày và triển khai các quyết định của Hội đồng quản trị. Trong mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV, Ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, điều hàng sản phẩm, kinh tế, kỹ thuật công nghệ cao. Hiện nay, công ty có: 1 chi nhánh; 48 điểm hỗ trợ giao dịch qua hệ thống Ngân hàng mẹ BIDV trên cả nước.

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được phân định như sau:

Hội đồng quản trị: tham gia quản lý Công ty, điều hành hoạt động của Công ty, bổ nhiệm Giám đốc công ty.

Giám đốc:là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan nhà nước, có thẩm quyền về vấn đề tài chính và là người đại diện cho tập thể đội ngũcán bộ nhân viên trong Công ty. Giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo toàn vốn nhà nước giao và có lãi, có quyền đề bạt, bãi nhiệm các cá nhân trong Công ty.

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, điều động cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn trình độ; thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ôtô, phục vụ chế độ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng bán hàng: đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn, mua sắm nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Phòng kĩ thuật: tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa.

Phòng vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc về tổ chức cung ứng và tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị nhằm phục vụ hoạt động sản xuất theo kế hoạch. Đồng thời thực hiện công việc đánh giá, quản lý các vật tư thiết bị.

Phòng công nghệ:tổ chức, chỉ đạo, điều hành sản xuất, nghiên cứu, phân tích chất lượng sản phẩm ... đảm bảo an toàn và năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm.

39 Phòng tài chính kế toán:

+ Phòng có trách nhiệm tổ chức các công việc tài chính kế toán như hạch toán lãi, lỗ, bảng cân đối thu, chi theo hệ thống tài khoản và chế độ hiện hành của Nhà nước, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn của Công ty.

+ Thực hiện chế độ kế toán báo cáo kế toán định kỳ, phản ánh những bất thường để lãnh đạo có những xử lý kịp thời.

+ Có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

3.1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của Công ty

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN ( triệu đồng)

Tổng tài sản 1.307.718 1.541.838 1.842.531

Tài sản ngắn hạn 1.182.817 1.506.359 1.806.526

Tài sản dài hạn 124.900 35.478 36.005

Vốn điều lệ 865.000 865.000 865.000

Vốn chủ sở hữu 677.546 692.445 767.609

KẾT QUẢ KINH DOANH ( triệu đồng)

Tổng doanh thu 221.125 218.500 530.681

Tổng lợi nhuận trước thuế 21.174 15.125 75.380 Tổng lợi nhuận sau thuế 21.174 15.125 75.380 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC (%)

Cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 90.45% 97.70% 98,05%

Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 9.55% 2.30% 1,95%

Cơ cấu nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ phải trả/Tổng tài sản 48.19% 55.09% 58,34%

Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 51.81% 44.91% 41,66%

TỶ SUẤT LỢI NHUẬN (%)

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) 1.62% 0.98% 4,45%

Lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) 3.13% 2.18% 10,33%

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ 2.45% 1.75% 8,71%

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 9.58% 6.92% 14,20%

40

Hình 3.1 Biểu đồ Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế qua các năm.

Năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong khu vực diễn ra phức tạp và có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng thị trường chứng khoán vẫn có một năm rất khả quan xét về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Tình hình huy động vốn qua

1,308 1,542 1,843 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2012 2013 2014 Tổng tài sản 21 15 75 - 10 20 30 40 50 60 70 80 2012 2013 2014 Tổng lợi nhuận sau thuế

865 865 865 - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 678 692 768 620 640 660 680 700 720 740 760 780 2012 2013 2014 Vốn chủ sở hữu

41

thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được đẩy mạnh.

Trong bối cảnh đó, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, BSC đã đạt được kết quả kinh doanh vượt mức kế hoạch năm được giao theo nghị quyết ĐHCĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 là 75,3 tỷ đồng tăng trưởng xấp xỉ 4 lần so với năm 2013 và đạt xấp xỉ bằng 3 lần mức kế hoạch theo Nghị quyết của ĐHCĐ. Tổng tài sản của công ty tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây, đạt 1.842 tỷ đồng tăng 20% so với đầu năm và lũy kế giai đoạn 2013- 2014 đạt mức tăng trưởng 41%. Như vậy về hiệu quả lợi nhuận và quy mô tài sản công ty đều có sự tăng trưởng tốt.

Để đạt được kết quả như trên, công ty đã kiên định với phương châm kinh doanh dựa trên yếu tố cốt lõi là con người và công nghệ, BSC luôn xác định đầu tư hai nguồn lực này là trọng tâm của việc phát triển lợi ích lâu dài cho khách hàng. Trong năm 2014, công ty đã hoàn thành các dự án bao gồm: (1) dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống nền tảng công nghệ, hoàn thiện các tiện ích giao dịch thông qua internet, mobile trading; (2) dự án thiết lập khung quản trị rủi ro đạt tiêu chuẩn quốc tế với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho các hoạt động quản lý kinh doanh; (3) nghiên cứu triển khai kênh thông tin định hướng đầu tư cho khách hàng thông qua báo cáo triển vọng ngành đầu năm, các phân tích ngành, mã cụ thể tư vấn theo từng thời kỳ cũng được công ty chú trọng, hệ thống phân tích được kiện toàn kết hợp với các khối kinh doanh giới thiệu cơ hội đầu tư như Vietnamairline, Vinatex... Bên cạnh đó, tự hào với truyền thống và giá trị văn hóa riêng có được xây dựng qua 15 năm phát triển cùng thị trường chứng khoán Việt Nam, đến nay BSC đã đào tạo và xây dựng được các lớp cán bộ kế cận có trình độ chuyên môn sâu, nhiệt huyết với công việc và gắn bó với công ty tạo

42

nên một khối thống nhất có sức mạnh vượt qua các giai đoạn khó khăn nhất. Năm 2014, công ty tiếp tục có những cải tiến về cơ cấu mô hình hoạt động cũng như các chính sách quản trị nhân sự, đãi ngộ phù hợp tạo động lực cho cán bộ phát triển hoạt động kinh doanh.

Bước sang 2015, theo dự báo của nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước, kinh tế Việt Nam rõ ràng đang có dấu hiệu ấm lên, nhưng chưa thực sự vững chắc, sự phục hồi vẫn còn mong manh. Do đó, nhận định kịch bản khả thi cho kinh tế Việt Nam trong năm 2015 là sự tăng trưởng một cách thận trọng. Trong môi trường kinh doanh dự kiến còn nhiều biến động phức tạp, công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2015 trên cơ sở chiến lược phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững các hoạt động kinh doanh tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển 2016-2020, bao gồm: việc cải thiện năng lực tài chính thông qua việc tiếp tục củng cố các hoạt động kinh doanh đi vào chất lượng, đẩy mạnh khai thác hoạt động dịch vụ xác định đây là hoạt động nòng cốt đem lại lợi nhuận cho công ty; tìm kiếm cổ đông chiến lược để gia tăng quy mô vốn phục vụ cho mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực tốt, xây dựng chính sách động lực cho các mảng hoạt động kinh doanh làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (Trang 44)