Chức năng, nhiệm vụ củacông ty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (Trang 48 - 115)

Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV được tổ chức dưới mô hình Công ty cổ phần. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng cổ đông của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng chiến lược của công ty cùng những ưu tiên kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch kinh doanh và tài chính thường niên; cũng như chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của Ban giám đốc. Ban kiểm soát thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ hàng ngày và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông. Được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hằng ngày và triển khai các quyết định của Hội đồng quản trị. Trong mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV, Ban giám đốc gồm: Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính, điều hàng sản phẩm, kinh tế, kỹ thuật công nghệ cao. Hiện nay, công ty có: 1 chi nhánh; 48 điểm hỗ trợ giao dịch qua hệ thống Ngân hàng mẹ BIDV trên cả nước.

38

3.1.3. Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được phân định như sau:

Hội đồng quản trị: tham gia quản lý Công ty, điều hành hoạt động của Công ty, bổ nhiệm Giám đốc công ty.

Giám đốc:là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan nhà nước, có thẩm quyền về vấn đề tài chính và là người đại diện cho tập thể đội ngũcán bộ nhân viên trong Công ty. Giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo toàn vốn nhà nước giao và có lãi, có quyền đề bạt, bãi nhiệm các cá nhân trong Công ty.

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, điều động cán bộ, nhân viên trong toàn Công ty phù hợp với chuyên môn trình độ; thực hiện xây dựng các chế độ tiền lương, khen thưởng, xử phạt, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; lưu trữ các công văn đi, đến, điều động xe ôtô, phục vụ chế độ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phòng bán hàng: đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn, mua sắm nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Phòng kĩ thuật: tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa.

Phòng vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc về tổ chức cung ứng và tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị nhằm phục vụ hoạt động sản xuất theo kế hoạch. Đồng thời thực hiện công việc đánh giá, quản lý các vật tư thiết bị.

Phòng công nghệ:tổ chức, chỉ đạo, điều hành sản xuất, nghiên cứu, phân tích chất lượng sản phẩm ... đảm bảo an toàn và năng suất thiết bị, chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm.

39 Phòng tài chính kế toán:

+ Phòng có trách nhiệm tổ chức các công việc tài chính kế toán như hạch toán lãi, lỗ, bảng cân đối thu, chi theo hệ thống tài khoản và chế độ hiện hành của Nhà nước, theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn của Công ty.

+ Thực hiện chế độ kế toán báo cáo kế toán định kỳ, phản ánh những bất thường để lãnh đạo có những xử lý kịp thời.

+ Có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

3.1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của Công ty

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN ( triệu đồng)

Tổng tài sản 1.307.718 1.541.838 1.842.531

Tài sản ngắn hạn 1.182.817 1.506.359 1.806.526

Tài sản dài hạn 124.900 35.478 36.005

Vốn điều lệ 865.000 865.000 865.000

Vốn chủ sở hữu 677.546 692.445 767.609

KẾT QUẢ KINH DOANH ( triệu đồng)

Tổng doanh thu 221.125 218.500 530.681

Tổng lợi nhuận trước thuế 21.174 15.125 75.380 Tổng lợi nhuận sau thuế 21.174 15.125 75.380 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC (%)

Cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 90.45% 97.70% 98,05%

Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 9.55% 2.30% 1,95%

Cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả/Tổng tài sản 48.19% 55.09% 58,34%

Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 51.81% 44.91% 41,66%

TỶ SUẤT LỢI NHUẬN (%)

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) 1.62% 0.98% 4,45%

Lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) 3.13% 2.18% 10,33%

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ 2.45% 1.75% 8,71%

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 9.58% 6.92% 14,20%

40

Hình 3.1 Biểu đồ Vốn điều lệ, tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế qua các năm.

Năm 2014, mặc dù tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong khu vực diễn ra phức tạp và có nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng thị trường chứng khoán vẫn có một năm rất khả quan xét về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Tình hình huy động vốn qua

1,308 1,542 1,843 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2012 2013 2014 Tổng tài sản 21 15 75 - 10 20 30 40 50 60 70 80 2012 2013 2014 Tổng lợi nhuận sau thuế

865 865 865 - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 678 692 768 620 640 660 680 700 720 740 760 780 2012 2013 2014 Vốn chủ sở hữu

41

thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước được đẩy mạnh.

Trong bối cảnh đó, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, BSC đã đạt được kết quả kinh doanh vượt mức kế hoạch năm được giao theo nghị quyết ĐHCĐ. Lợi nhuận trước thuế năm 2014 là 75,3 tỷ đồng tăng trưởng xấp xỉ 4 lần so với năm 2013 và đạt xấp xỉ bằng 3 lần mức kế hoạch theo Nghị quyết của ĐHCĐ. Tổng tài sản của công ty tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây, đạt 1.842 tỷ đồng tăng 20% so với đầu năm và lũy kế giai đoạn 2013- 2014 đạt mức tăng trưởng 41%. Như vậy về hiệu quả lợi nhuận và quy mô tài sản công ty đều có sự tăng trưởng tốt.

Để đạt được kết quả như trên, công ty đã kiên định với phương châm kinh doanh dựa trên yếu tố cốt lõi là con người và công nghệ, BSC luôn xác định đầu tư hai nguồn lực này là trọng tâm của việc phát triển lợi ích lâu dài cho khách hàng. Trong năm 2014, công ty đã hoàn thành các dự án bao gồm: (1) dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống nền tảng công nghệ, hoàn thiện các tiện ích giao dịch thông qua internet, mobile trading; (2) dự án thiết lập khung quản trị rủi ro đạt tiêu chuẩn quốc tế với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho các hoạt động quản lý kinh doanh; (3) nghiên cứu triển khai kênh thông tin định hướng đầu tư cho khách hàng thông qua báo cáo triển vọng ngành đầu năm, các phân tích ngành, mã cụ thể tư vấn theo từng thời kỳ cũng được công ty chú trọng, hệ thống phân tích được kiện toàn kết hợp với các khối kinh doanh giới thiệu cơ hội đầu tư như Vietnamairline, Vinatex... Bên cạnh đó, tự hào với truyền thống và giá trị văn hóa riêng có được xây dựng qua 15 năm phát triển cùng thị trường chứng khoán Việt Nam, đến nay BSC đã đào tạo và xây dựng được các lớp cán bộ kế cận có trình độ chuyên môn sâu, nhiệt huyết với công việc và gắn bó với công ty tạo

42

nên một khối thống nhất có sức mạnh vượt qua các giai đoạn khó khăn nhất. Năm 2014, công ty tiếp tục có những cải tiến về cơ cấu mô hình hoạt động cũng như các chính sách quản trị nhân sự, đãi ngộ phù hợp tạo động lực cho cán bộ phát triển hoạt động kinh doanh.

Bước sang 2015, theo dự báo của nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước, kinh tế Việt Nam rõ ràng đang có dấu hiệu ấm lên, nhưng chưa thực sự vững chắc, sự phục hồi vẫn còn mong manh. Do đó, nhận định kịch bản khả thi cho kinh tế Việt Nam trong năm 2015 là sự tăng trưởng một cách thận trọng. Trong môi trường kinh doanh dự kiến còn nhiều biến động phức tạp, công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2015 trên cơ sở chiến lược phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững các hoạt động kinh doanh tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển 2016-2020, bao gồm: việc cải thiện năng lực tài chính thông qua việc tiếp tục củng cố các hoạt động kinh doanh đi vào chất lượng, đẩy mạnh khai thác hoạt động dịch vụ xác định đây là hoạt động nòng cốt đem lại lợi nhuận cho công ty; tìm kiếm cổ đông chiến lược để gia tăng quy mô vốn phục vụ cho mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực tốt, xây dựng chính sách động lực cho các mảng hoạt động kinh doanh làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.2. Thực trạng quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV

3.2.1.Quan hệ công chúng với việc khuếch trương thương hiệu bên trong công ty

Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải xây dựng, phát triển, củng cố cơ cấu tổ chức vững mạnh.Đúng vậy, trước khi tiến hành hoạt động PR bên ngoài, tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động PR nội bộ.Duy trì, tăng cường quan hệ tốt đẹp trong nội bộ

43

doanhnghiệp tạo nên sức mạnh nội lực, là một trong những nhân tố quyết định giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược cũng như vượt qua những khó khăn, khủng hoảng. Ý thức được tầm quan trọng của PR nội bộ, Công ty chứng khoán BIDV đã kết hợp được những chiến lược với chiến thuật tương đối hiệu quả giúp cho mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty với nhau ngày càng gắn bó hơn. Thực hiện hoạt động PR nội bộhiệu quả, Công ty chứng khoán BIDV đã nâng cao được uy tín, cũng như niềm tin vào sự phát triển thịnh vượng của công ty trong tương lai trong đối tượng công chúng nội bộ . Các hoạt động PR nội bộ trong Công ty chứng khoán BIDV diễn ra khá sôi nổi: chế độ lương thưởng, quy chế lao động, hội thao, hội diễn, chăm sóc sức khỏe…

3.2.1.1. Hoạt động truyền thống, lịch sử của công ty

15 năm hoạt động trong ngành chứng khoán chưa phải là một con số lớn để thể hiện số năm kinh nghiệm của Công ty trong lĩnh vực chứng khoán so với rất nhiều các công ty chứng khoán lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên, trong suốt 15 năm này, Công ty chứng khoán BIDV cũng đã phải vượt qua rất nhiều giai đoạn khó khăn và thách thức. Cùng với nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể CBNV công ty chứng khoán BIDV luôn là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, Công ty chứng khoán BIDV đã tạo được uy tín trong công chúng và nhân viên trong nội bộ công ty, vì vậy công ty cần phải tiếp tục phát huy để tạo niềm tin cho công chúng, đặc biệt với CBNV trong công ty. Do đó, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập công ty chứng khoán BIDV, năm 2014, công ty cũng đã khẳng định được thương hiệu, uy tín của mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

44

nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, thậm chí Công ty đã thuê tư vấn đã đưa ra bộ nhận diện thương hiệu mới với mẫu logo gồm tên Thương hiệu chứng khoán BIDV (BSC) kết hợp với biểu tượng đồng tiền cổ, với câu định vị thương hiệu của Ngân hàng mẹ “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” đã được công bố ra công chúng. Cùng với sự kiện này, Công ty đã chuẩn hóa hệ thống nhận diện thương hiệu của mình qua truyền thông tĩnh: đó là biển hiệu, logo, các bài trí quầy giao dịch, website, hệ thống giao dịch, các thông điệp quảng cáo… và qua truyền thông động như: biểu mẫu chứng từ giao dịch, văn phòng phẩm, áp phích băng rôn, quà tặng, quảng cáo báo chí, thư tín, trình bày powerpoint, bản tin nội bộ… Kèm theo đó là hoạt động xây dựng mẫu thiết kế chuẩn cho phòng giao dịch, điểm giao dịch, điểm hỗ trợ giao dịch tại các tỉnh thành trên cả nước của Ngân hàng mẹ… tạo nên hiệu ứng nhận diện thương hiệu đối với CBNV đặc biệt tạo dấu ấn khác biệt trong công chúng.

Hình 3.2. Logo Công ty chứng khoán BIDV Nguồn: Bộ phận Quan hệ công chúng

3.2.1.2. Xây dựng mối quan hệ nội bộ

Xuất phát từGiá trị cốt lõi của Công ty là “Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại -Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp, quyền được tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi” Công ty đã

45

xây dựng những quy định nội bộ trong công tác quản lý lao động, gồm: * Nội quy lao động

Nội quy lao động là một quy chế quan trọng không thể thiếu nhằm xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong hệ thống công ty trong việc tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc, nghỉ phép - việc riêng; quy định việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch công việc - đi công tác của cán bộ, nhân viên; quy định việc chấp hành quy chế, chế độ, thể lệ quy trình nghiệp vụ trong các lĩnh vực hoạt động công ty theo quy định của Nhà nước Việt Nam

Để kích thích, động viên mọi tập thể, cá nhân phấn khởi, hăng say trong công tác, Công ty thường xuyên phát động các phong trào thi đua có mục tiêu cụ thể, nội dung rõ ràng, hình thức phong phú, có sơ kết, tổng kết và khen thưởng kịp thời đã lôi cuốn được đông đảo CBNV toàn hệ thống tham gia. Các phong trào Thi đua sôi nổi đã động viên mọi người hăng hái thi đua lao động sáng tạo, tận dụng triệt để những thuận lợi, vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phong trào Thi đua qua các năm thực sự là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng thực hiện tốt phương châm của công ty.

* Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển trong môi trường hội nhập kinh tế toàn cầu, Công ty đối mặt với rất nhiều những khó khăn thách thức không chỉ trong lĩnh lực kinh tế mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác trong đó có sự khó khăn trong quan hệ xã hội.Công ty là một ngành đòi hỏi tiếp xúc với khách hàng rất nhiều trong một ngày làm việc, từ những cuộc tiếp xúc với khách hàng nhỏ, lẻ của các giao dịch viên tại quầy giao dịch đến các cuộc đàm phán giữa các nhà đầu tư lớn với Ban lãnh đạo công ty. Do đó, đòi hỏi phải có sự thống nhất trong cách giao tiếp, ứng xử đối với khách hàng

46

cũng như các nhà đầu tư của toàn bộ hệ thống công ty. Chính vì lí do đó, Hội đồng quản trị Công ty đã ban hành Sổ tay văn hóa doanh nghiệp nhằm tổng hợp lại các văn hóa cần thiết trong công ty thành một hệ thống chung nhất và buộc mọi thành viên trong công ty phải tuân theo. Đó là các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ nội bộ cũng như trong quan hệ với khách hàng, tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống; văn hóa hành vi như văn hóa giao tiếp…; hành vi cá nhân tại nơi làm việc như trang phục, cách đi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: PR với việc khuếch trương thương hiệu tại Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (Trang 48 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)