Triển vọng phát triển du lịch Việt Nam và công tác phát triển du lịch của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đề án Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương (Trang 37 - 38)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

3.1Triển vọng phát triển du lịch Việt Nam và công tác phát triển du lịch của cơ quan quản lý nhà nước

lịch của cơ quan quản lý nhà nước

Theo đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông - Nam Á, đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD; Giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; Ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp, với 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng du lịch.

Động lực và kỳ vọng đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa được cộng hưởng và lan tỏa từ xu hướng ngày càng nhiều tập đoàn, công ty, nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế tăng cường đầu tư xây dựng những khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch cao cấp, trực tiếp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực theo tinh thần hội tụ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” , gắn với các đề án trọng điểm của du lịch Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, động lực và kỳ vọng mới cho du lịch cũng đến từ sự cần thiết mở rộng việc trực tiếp cấp thị thực điện tử (E-visa) cho công dân người nước ngoài (hiện mới cho 40 nước) và cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử qua các cửa khẩu quốc gia (hiện mới có 28 cửa khẩu) phù hợp với pháp luật Việt Nam, với mức phí cấp thị thực thấp và thời hạn đủ dài, thuận lợi hơn trên cơ sở phát triển chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu giữ vững an ninh quốc gia, trật tự xã hội trong tình hình mới. Việc mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực và áp dụng cấp thị thực điện tử trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng hiện đại và an toàn là một bước tiến mới và thước đo trong hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới nhận thức, tư duy, tạo động lực và kỳ vọng mới về phát triển du lịch Việt Nam trong hội nhập quốc tế...

Một phần của tài liệu Đề án Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương (Trang 37 - 38)