ngành du lịch địa phương cũng như hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế.
3.3.4 Nâng cao năng lực Quản lý, phát triển thị trường khách và hoạtđộng của khách du lịch. động của khách du lịch.
• Để quản lý, khai thác tốt thị trường du lịch cần làm tốt công tác thu thập, phân tích thông tin và dự báo chính xác các luồng khách quốc tế và nội địa; cần có sự phân luồng khách, thời điểm đi đến để chuẩn bị đón tiếp, phục vụ chu đáo, tránh tình trạng bị động, chờ khách, khi thì thưa thớt, khi thì lại quá tải.
• Đối với khách quốc tế, cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, đa dạng hóa các thị trường, tránh lệ thuộc vào một thị trường nào đó.
3.3.5 Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhânlực ngành du lịch. lực ngành du lịch.
• Cần định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn, phát triển nguồn nhân lực, từ cán bộ quản lý cho đến cán bộ, nhân viên có trình độ cao cho đến đào tạo phổ thông toàn dân;
• Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy tại các trường đại học, cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Gắn đào tạo, dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động (đào tạo theo đơn đặt hàng), đảm bảo chuẩn đầu ra theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo;
• Nâng cấp, xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo du lịch có đẳng cấp; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết trong đào tạo nhằm tạo dựng một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ năng nghề và giám sát đáp ứng chuẩn quốc tế. Thường xuyên theo dõi những biến động của lực lượng lao động trong ngành du lịch, gắn đào tạo với đào tạo lại, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày cho những người tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch