Phương hướng cụ thể ở các địa phương và nhiệm vụ đặt ra 1 Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đề án Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương (Trang 40 - 44)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

3.2.2 Phương hướng cụ thể ở các địa phương và nhiệm vụ đặt ra 1 Thành phố Hà Nộ

3.2.2.1 Thành phố Hà Nội

Mục tiêu của quy hoạch, phát triển ngành du lịch Thủ đô cũng xác định rõ: đến năm 2030 đón được 4,5 triệu lượt khách quốc tế và 26,8 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu 186.165 tỷ đồng. Qua đó, du lịch Hà Nội sẽ tạo việc làm cho gần 383 nghìn lao động, trong đó có 127,8 nghìn lao động trực tiếp vào năm 2021. Để đạt được mục tiêu đó, Thành phố cần giải quyết tốt các vấn đề trong quản lý như sau:

* Về khuôn khổ pháp lý

- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch của Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm: Định hướng phát triển, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu, xác định khâu đột phá nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh và thuận lợi là

Thủ đô của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục – đào tạo, kinh tế, đầu mối giao thông, giao thương, giao lưu quốc tế.

- Trên cơ sở chiến lược, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển và kế hoạch cho từng giai đoạn, các chương trình, đề án trọng điểm ưu tiên đầu tư.

- Xây dựng cơ chế chính sách, thu hút nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch.

* Về sản phẩm dịch vụ du lịch

- Đa dạng hóa hoạt động du lịch để phát huy lợi thế so sánh: Thủ đô Hà Nội là nơi diễn ra các hoạt động chính trị, ngoại giao có uy tín với quốc tế, Trung tâm thương mại, Hội chợ quốc tế, Trung tâm thể thao, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch phố cổ, làng cổ, làng nghề, du lịch văn hóa lịch sử hồ Tây, hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám và gắn với các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế chính trị khác được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý du lịch, xây dựng hình ảnh, thương hiệu gắn với xúc tiến quảng bá du lịch vào các thị trường tiềm năng, liên kết du lịch với các điểm đến của các tỉnh, thành trong cả nước: đất nước con người Việt Nam, người Hà Nội, nhà ga, sân bay, đội ngũ tiếp viên, nhân viên an ninh, hải quan, hướng dẫn viên du lịch, taxi, xe ô tô đưa đón khách, cảnh quan môi trường thành phố Hà Nội, xây dựng tour, sản phẩm du lịch đặc trưng, nối tour, nối tuyến, đảm bảo có hình ảnh đẹp, ấn tượng trong du khách khi đến tham quan Hà Nội.

* Về công tác triển khai

- Tăng cường phối hợp các địa phương trong cả nước nhất là trong quy hoạch đầu tư xây dựng khai thác hiệu quả hạ tầng sản phẩm du lịch, nối tour và nâng cao chất lượng phục vụ.

- Tranh thủ quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương.

- Xây dựng chương trình công tác giữa Tổng cục Du lịch và Sở VHTTDL; Tổ chức giao ban 6 tháng một lần giữa Bộ VHTTDL và Thành phố Hà Nội để chỉ đạo chương trình phát triển du lịch thành phố Hà Nội. Năm 2013, là năm bắt đầu triển khai thực hiện Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của du lịch Hà Nội góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

3.2.2.2 Tỉnh Ninh Bình

Mục tiêu cụ thể: Về khách du lịch, năm 2020 thu hút 1,0 triệu lượt khác quốc tế (trong đó có 200 nghìn lượt khách lưu trú) và 7,0 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 1 triệu lượt khách lưu trú); năm 2015 thu hút 1,5 triệu lượt khác quốc tế (trong đó có 500 nghìn lượt khách lưu trú) và 9,0 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 2,25 triệt lượt khách lưu trú); năm 2030 thu hút 2,1 triệu lượt khách quốc tế (trong đó có 0,9 triệu lượt khách lưu trú) và 11,2 triệu lượt khách nội địa (trong đó có 3,9 triệu lượt khách lưu trú).

Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và nhằm khai thác tối ưu tiềm năng và lợi thế, khắc phục những điểm yếu cũng như tranh thủ những cơ hội thuận lợi và vượt lên thách thức, hướng đột phá phát triển du lịch Ninh Bình cần:

Tháo gỡ về cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tập trung nguồn lực, chủ động sáng tạo, khai thác hợp lý thế mạnh tài nguyên nổi trội để thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, đưa Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch văn hóa-tâm linh-sinh thái hấp dẫn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế của vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải đông bắc.

* Về sản phẩm du lịch: tập trung cao độ hướng tới phát triển 4 loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng sau:

(1) Du lịch văn hóa lịch sử gắn với tham quan hệ thống di tích, đền, chùa, nhà thờ, lễ hội, làng nghề truyền thống và ẩm thực đặc sản Ninh Bình.

(2) Du lịch văn hóa tâm linh phật giáo, thiên chúa giáo. (3) Du lịch tham quan thắng cảnh và hệ sinh thái độc đáo. (4) Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Tập trung thu hút phân đoạn khách nghỉ dưỡng sinh thái dài ngày, phục vụ tốt khách du lịch văn hóa tâm linh, khách tham quan trong ngày; Tổ chức nghiên cứu, phân tích thị trường quốc tế và thị trường nội địa; coi trọng mục đích du lịch nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch xanh, cơ cấu chi tiêu và đánh giá sự hài lòng và giá trị trải nghiệm và mong đợi của từng thị trường khách.

* Về phát triển không gian khu, tuyến, điểm du lịch: 7 khu vực, 3 điểm nhấn, 2

tuyến du lịch và 1 trung tâm. Trong đó:

• 7 khu vực được tổ chức các hoạt động du lịch theo quy hoạch cần được tôn trọng, trong đó tập trung trước hết cho 3 điểm nhấn chính là (1) trung tâm thành phố Ninh Bình; (2) Khu Tràng An-Bái Đính-Tam Cốc Bích Động- cố đô Hoa Lư và (3) Các khu nghỉ dưỡng Cúc Phương, Vân Long, Kênh Gà.

• 2 tuyến du lịch then chốt có tính chất chiến lược và đặc trưng: (1) Tuyến du lịch tâm linh độc đáo cần tập trung đầu tư khai thác là: Tràng An-Bái Đính-Đền Trần-Phủ Dầy-Tam Chúc-Ba Sao-Hương Tích; (2) Tuyến du lịch liên vùng hành trình di sản kinh đô Việt cổ: Phú Thọ-Hà Nội-Ninh Bình-Thanh Hóa-Nghệ An-Thừa Thiên Huế-Bình Định.

• 1 Trung tâm thành phố Ninh Bình trở thành tâm điểm phân phối khách, tập trung lưu trú, lữ hành, dịch vụ MICE, giải trí, ẩm thực, mua sắm…và hệ thống dịch vụ bổ sung kết nối với các điểm du lịch vệ tinh trên toàn địa bàn.

3.2.2.3 Tỉnh Bắc Ninh

Giai đoạn 2018 - 2022, Bắc Ninh đặt mục tiêu phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo bước chuyển biến tích cực về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng thời, đón và phục vụ từ 2 - 2,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt từ 1,2 - 1,5 nghìn tỷ đồng. Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

Trong đó, các mục tiêu quản lý nhà nước về du lịch được đặt ra như sau:

- Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh, quê hương, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; - Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò

của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch theo hướng khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch. Hỗ trợ đầu tư các điểm tham quan du lịch làng nghề truyền thống, làng quan họ gốc tiêu biểu và các phòng trưng bày gắn với điểm du lịch, làng nghề...

- Tập trung nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, đặc biệt là một số tuyến đường có tiềm năng phát triển du lịch như tuyến đê hữu Đuống thuộc hai huyện Thuận Thành và Gia Bình; tuyến đường đê kết nối các điểm: Cầu Hồ - Tranh Đông Hồ - Lăng Kinh Dương Vương - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu. Nghiên cứu mở tuyến đường du lịch kết nối Quốc lộ 38 (dự kiến tại điểm Phố Và, huyện Tiên Du) đến trực tiếp chùa Dạm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình cầu vượt sông Đuống (Phật Tích - Đại Đồng Thành) kết nối 2 vùng trọng điểm du lịch của tỉnh, tuyến giao thông dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt... Qua đó, đưa Bắc Ninh trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.

3.3 Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước vềhoạt động du lịch ở các địa phương trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đề án Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các địa phương (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w