DòNG ĐIệN TRONG CHấT KHí

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 11 ppsx (Trang 38 - 40)

- Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song.

3. DòNG ĐIệN TRONG CHấT KHí

Stt Chun KT, KN quy định

trong chương trình Mc độ th hin c th ca chun KT, KN Ghi chú

1 Nêu được bản chất của dòng

điện trong chất khí.

[Thông hiu]

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, các ion âm, êlectron tự do ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.

Chất khí bình thường là môi trường cách

điện, trong chất khí không có hạt tải điện. Khi có tác nhân ion hoá (ngọn lửa, tia tử

ngoại,...), một số các phân tử khí trung hoà bị ion hóa, tách thành các ion dương và êlectron tự do. Êlectron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hòa thành ion âm. Các hạt điện tích này là hạt tải điện trong chất khí. Đây là sự dẫn điện không tự

lực của chất khí. Khi mất tác nhân ion hóa, chất khí lại trở thành không dẫn điện. 2 Nêu được điều kiện tạo ra tia

lửa điện.

[Thông hiu]

Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh

để biến phân tử khí trung hòa thành các ion dương và các êlectron tự do.

Tia lửa điện có thể xảy ra trong không khí ởđiều kiện thường, khi điện trường đạt đến giá trị

ngưỡng vào khoảng 3.106 V/m.

Tia lửa điện không có dạng nhất định, thường là một chùm tia ngoằn ngoèo, có nhiều nhánh, kèm theo tiếng nổ và sinh ra khí ôzôn có mùi khét. 3 Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện. [Thông hiu] • Điu kin to ra h quang đin : Nối hai điện cực bằng than vào nguồn điện có hiệu điện thế 40 V đến 50 V. Thoạt đầu, hai điện cực được làm cho chạm vào nhau, và được nung nóng bởi dòng điện,

để phát xạ nhiệt êlectron. Sau đó, tách hai đầu của

điện cực ra một khoảng ngắn, ta thấy phát ra ánh sáng chói như một ngọn lửa. •ứng dng ca h quang đin : Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Hồ quang điện có thể kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.

- Trong hàn điện : một cực là tấm kim loại cần hàn, cực kia là que hàn. Do nhiệt độ cao của hồ

quang xảy ra giữa que hàn và tấm kim loại, que hàn chảy ra lấp đầy chỗ cần hàn.

- Trong luyện kim : người ta dùng hồ quang điện

để nấu chảy kim loại, điều chế các hợp kim.

- Trong hoá học : nhờ nhiệt độ cao của hồ quang

điện, người ta thực hiện nhiều phản ứng hoá học. - Trong đời sống và kĩ thuật : hồ quang điện được dùng làm nguồn sáng mạnh, như ở đèn biển. Hồ

quang điện trong hơi natri, hơi thuỷ ngân...được dùng làm nguồn chiếu sáng công cộng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 11 ppsx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)