DòNG ĐIệN TRONG CHấT ĐIệN PHÂN Stt Chuẩn KT, KN quy định

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 11 ppsx (Trang 36 - 38)

- Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song.

2. DòNG ĐIệN TRONG CHấT ĐIệN PHÂN Stt Chuẩn KT, KN quy định

Stt Chun KT, KN quy định

trong chương trình Mc độ th hin c th ca chun KT, KN Ghi chú

1 Nêu được bản chất của dòng

điện trong chất điện phân.

[Thông hiu]

• Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

• Khi hai cực của bình điện phân được nối với nguồn điện, trong chất điện phân có điện trường tác dụng lực điện làm các ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường về phía catôt (điện cực âm) và các ion âm dịch chuyển theo chiều ngược lại về phía anôt (điện cực dương).

Thuyết đin li : Trong dung

dịch, các hợp chất hoá học như

axit, bazơ và muối bị phân li (một phần hoặc toàn bộ) thành các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) tích điện, gọi là ion. Các ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện. Các dung dịch này và muối, bazơ nóng chảy gọi là chất điện phân.

2 Mô tả được hiện tượng dương cực tan.

[Thông hiu]

Xét bình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng

đồng.

Khi có dòng điện chạy qua bình điện phân, ion Cu2+ chạy về

catôt và nhận êlectron từ nguồn điện đi tới (Cu2++ 2e-→ Cu), và

đồng được hình thành ở catôt sẽ bám vào cực này. ở anôt, êlectrôn bị kéo về cực dương của nguồn điện, tạo điều kiện hình thành ion Cu2+ trên bề mặt tiếp xúc với dung dịch (Cu → Cu2+ + 2e-). Khi ion âm (SO4)2- chạy về anôt, nó kéo ion Cu2+ vào dung dịch. Đồng ở anôt sẽ tan dần vào dung dịch, gây ra hiện tượng dương cực tan.

Như vậy, khi có dòng điện chạy qua bình điện phân, cực dương bằng đồng bị hao dần đi, còn ở cực âm thì có đồng kim loại bám vào. Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại và anôt làm bằng chính kim loại ấy. Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm, giống nhưđoạn mạch chỉ có điện trở thuần.

3 Phát biểu được định luật Fa-ra-

đây về điện phân và viết được hệ thức của định luật này.

[Thông hiu]

• Định lut Fa-ra-đây th nht : Khối lượng vật chất m

được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng q chạy qua bình đó :

m = kq

trong đó k được gọi là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ởđiện cực.

•Định lut Fa-ra-đây th hai : Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng hoá học A

n của nguyên

Chỉ xét bài toán trong đó xảy ra hiện tượng dương cực tan.

Vận dụng định luật Fa-ra-đây

để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.

tốđó. Hệ số tỉ lệ là 1

F, trong đó F gọi là số Fa-ra-đây. 1 A

k F n

= với F = 96500 C/mol

• Từ hai định luật Fa-ra-đây, ta có công thức Fa-ra-đây : 1 A

m It.

F n =

trong đó, I là cường độ dòng điện không đổi đi qua bình điện phân đo bằng ampe (A), t là thời gian dòng điện chạy qua bình đo bằng giây (s) và m là khối lượng vật chất giải phóng

ởđiện cực đo bằng gam (g).

[Vn dng]

Biết tính các đại lượng trong công thức của các định luật Fa- ra-đây.

4 Nêu được một sốứng dụng của hiện tượng điện phân.

[Thông hiu]

Mt sốứng dng ca hin tượng đin phân :

- Điều chế hoá chất : điều chế clo, hiđrô và xút trong công nghiệp hoá chất.

- Luyện kim : người ta dựa vào hiện tượng dương cực tan để

tinh chế kim loại. Các kim loại như đồng, nhôm, magiê và nhiều hoá chất được điều chế trực tiếp bằng phương pháp

điện phân.

- Mạ điện : người ta dùng phương pháp điện phân để phủ

một lớp kim loại không gỉ như crôm, niken, vàng, bạc... lên những đồ vật bằng kim loại khác.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lí lớp 11 ppsx (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)