IV. XÂY DỰNG MỘT “THƯƠNG HIỆU” RIÊNG CHO TỜ BÁO
2.3 xuất giải pháp và kiến nghị
2.3.1 Giải pháp
- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường - Hoàn thiện chính sách sản phẩm - Hoàn thiện chính sách giá
- Đẩy mạnh chính sách xúc tiến quảng cáo để xây dựng hình ảnh của Tòa soạn trên thị trường và thu hút khách hàng.
- Hoàn thiện chính sách phân phối
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và nâng cao trình nhân viên của Tòa soạn
- Đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chương trình phát hành và rút kinh nghiệm.
2.3.2. Kiến nghị, đề xuất - Với nhà nước
Bảo vệ công tác phát hành báo chí nói chung.
Thực hiện đầu tư , đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhanh chóng và kịp thời
Đáp ứng tốt nguồn vốn cho phát hành báo chí
PHẦN KẾT LUẬN
Hiện nay, các ấn phẩm báo chí ở Việt Nam đã có nhiều sự cải tiến phương pháp, về thể loại và phương châm phản ánh thông tin nhằm tác động vào đối tượng một cách có hiệu quả hơn. Sự ra đời một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn một số lượng lớn các ấn phẩm báo chí đã phản ánh được phần nào những bước tiến bộ trong đời sống sinh hoạt báo chí, văn hoá của nhân dân (cả về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in, phát hành, truyền dẫn,…). Báo chí ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội. Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được thiết lập, tạo khả năng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục vụ đông đảo công chúng. Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ. Hầu hết các ấn phẩm này đều đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc Đổi mới của đất nước; tuyên truyền, vận động cho các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,
định hướng tư tưởng cho nhân dân theo những đường lối đúng đắn, lành mạnh.
Tuy nhiên, do bước vào một môi trường hoạt động theo quy luật
của thị trường nên hầu hết các ấn phẩm báo chí cũng bị đặt trưcớ những vấn đề gay gắt để có thể tự tồn tại trên thị trường thông tin. Các tờ báo, các toà soạn cũng buộc phải tính toán đến bài toán để có thể ngày càng thu hút được sự quan tâm của các đối tượng độc giả, vừa hoàn thành tốt vai trò cơ quan thông tấn của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể tập thể toà soạn trong tất cả các công đoạn của sản xuất, phát hành báo chí. Trong đó có vị trí đặc biệt quan trọng là công tác phát hành.
Thực tế đã có rất nhiều tờ báo hiện vẫn đang lỗ và chịu thất bại vì người ta chỉ tập trung vào khâu sản xuất mà không chú trọng tới khâu
Bài học kinh nghiệm về công tác phát hành báo chí tiếp thị và phân phối sản phẩm báo chí tới công chúng. Như vậy dù xã hội có nhu cầu thực tế về báo chí, cơ quan báo chí có ấn phẩm được sản xuất ra nhưng nếu không có những cơ chế Marketing đầy đủ, không có các kênh phát hành hiệu quả thì vẫn không thể đạt ược các mục đích đã đề ra và đi kèm với nó là nguy cơ không thể kéo dài được sự tồn tại của tờ báo.
Để có thể phát triển được, các tờ báo Việt Nam hiện nay, trong đó
có Tòa soạn báo Thanh niên là đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài này đã liên tục có các chính sách linh hoạt để đổi mới hoạt động phát hành, đưa sản phẩm đến tay công chúng một cách nhanh chóng, kịp thời. Hầu hết các báo đều cố gắng tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có để duy trì và cố gắng làm tăng chỉ số phát hành. Thực tế là các biện pháp đó đã đem lại những kết quả nhất định. Nhưng đó không phải là một giải pháp toàn diện và lâu dài. Nó giống
như là nguồn tài nguyên không thể tái sinh mà nếu khai thác đến một lúc nào đó sẽ không còn đem lại hiệu quả nữa.
Bước vào kỷ nguyên kinh doanh báo chí hiện đại với vô số các điều kiện thay đổi trên nhều lĩnh vực của đời sống xã hội, các tờ báo cũng cần mở rộng tầm nhìn, nghiên cứu các kinh nghiệm về công tác phát triển của các tờ báo có uy tín và lâu đời ở các quốc gia có trình độ và công nghệ sản xuất báo chí tiên tiến. Điều này sẽ giúp cho lãnh đạo của các tờ báo và đội ngũ các nguyện vọng làm công tác phát hành có thể tiếp thu được những bài học bổ ích, vận dụng có sáng tạo và linh hoạt vào trong điều kiện thực tế của nền báo chí Việt Nam và của từng tờ báo.
Nhìn chung lại, tất cả các biện pháp và phương thức tiếp cận khách hàng và tăng lượng phát hành đều là nhằm thu được những thành công về hiệu quả mà được thể hiện cụ thể thông qua chỉ số phát hành. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào một tầm nhìn chiến lược và kế hoạch phát hành Bài học kinh nghiệm về công tác phát hành báo chí lâu dài, ổn định và khôn khéo. Nhưng tất nhiên, nếu chính các ấn phẩm báo hay tạp chí mà tẻ nhạt tầm thường thì không có một công ty quảng cáo nào hay các hoạt động tuyên truyền, tiếp thị nào có thể giúp được chúng thu hút được người đọc trung thành với mình. Và ngược lại, dù chúng có hay đến thế nào mà nếu như không ai biết gì về chúng thì tất cả các công lao, sức lực của các ký giả, các biên tập viên là các nguyện vọng toà soạn cũng trở thành vô ích. Hai nhân tố chủ yếu này trong mối quan hệ hữu cơ của chúng có thể làm cho ấn phẩm sinh lợi, độc lập về mặt tài chính và có ích cho mọi người.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát về tình hình phát hành của Báo Thanh niên nói riêngvà của báo chí Việt Nam nói chung, tác giả có đưa ra một số kiến nghị có tính chất gợi mở, hy vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của công tác phát hành của ba tờ báo vào các ấn phẩm báo chí Việt Nam.
Trong khuôn khổ thời gian và năng lực của tác giả khi nghiên cứu về một vấn đề khá mới mẻ, rộng và nặng về tính chuyên môn như công tác phát hành báo chí không khỏi còn có nhiều điểm thiếu sót và hạn chế, tác giả mong mỏi được các thầy cô giáo, các bạn học và những người quan tâm đóng góp ý kiến, xây dựng để đề tài được hoàn thiện hơn.