I. Sự đa dạng của thập giá 1 Về tác nhân
đƣờng, tôi đang vội đến nhà thờ”, có bà còn quay mặt để không phải nhìn thấy ngƣời đàn ông bẩn thỉu, rách rƣới.
không phải nhìn thấy ngƣời đàn ông bẩn thỉu, rách rƣới.
Trời sáng dần, ông qua chợ, vẫn chìa bàn tay về phía trƣớc; cảnh cũ lại tái diễn: Mọi ngƣời né tránh ông, có ngƣời thƣơng hại dừng lại: “tội nghiệp! đói lắm rồi phải không? nhƣng tôi… không có bạc lẻ”. Chỗ khác vài bạn hàng bàn tán: “Chắc lại say xỉn rồi té ngã” – “Say xỉn gì, bộ dạng thế kia chắc lại đi ăn trộm rồi bị ngƣời ta đánh thôi”. Một ngƣời thƣơng hại đƣa cho trái bắp luộc, ông không nhận, nhƣng bàn tay vẫn chìa ra phía trƣớc.
Đi tiếp qua con hẻm lớn, đến nhà ai ông cũng dừng lại, ánh mắt nhìn vào nhà thiết tha khẩn cầu, bàn tay giơ ra, không ai mời ông vào nhà, thi thoảng có ngƣời đƣa ông miếng nƣớc trong cái ly nhựa dùng một lần, có ngƣời đƣa ông hộp cơm nhƣng không phải “cơm hộp”, mà là chút cơm nguội và ít đồ ăn thừa đựng trong cái hộp mua bánh cuốn hồi sáng. Ông không nhận gì, chỉ đau đáu nhìn từng ngƣời, cái nhìn tha thiết nhƣ van xin, nhƣ cầu khẩn không màng đến cái nắng gắt, oi nồng giữa thành phố trƣa hè.
Rồi mặt trời cũng ngả bóng, ông vẫn đi, ngang qua những căn nhà, có nhà tụ họp bên bàn ăn, có nhà quây quần xem ti vi, nghe tiếng chuông cửa, ngƣời trong nhà hé mắt qua khe cổng, chẳng một lời hỏi thăm, quay nhanh vào nhà và trở ra với
gói bánh vài cái ăn dang dở. Nhà khác đang nhậu nhẹt ăn uống linh đình cụng ly, cụng chén, không ai để ý đến sự có mặt của ông dù nhìn thấy. Ông vẫn đi, vẫn giơ tay về phía trƣớc, vẫn ánh mắt tha thiết nài xin… Vang vọng tiếng đọc kinh, ông đi vội về nơi ấy, nhiều ngƣời quây quần quanh bàn thờ, ánh nến lung linh, hoa tƣơi rực rỡ, tiếng kinh rộn rã vang lên, ông đứng chờ, ánh mắt thiết tha chờ đợi, năm phút, mƣời phút, ba mƣơi phút, tiếng kinh, tiếng hát cứ vang mãi không ngừng. Mạnh dạn ông lên tiếng ho nhƣ kêu gọi lòng nhân ái của những con ngƣời đạo đức kia, một ngƣời, hai ngƣời, rồi nhiều ngƣời nhìn ra cửa, không ai đứng lên, không ai hỏi ông một câu, tay vẫn lần chuỗi, miệng vẫn đọc kinh. Kiên trì và nhẫn nại, ông vẫn cứ đƣa hai tay về phía trƣớc, ánh mắt vẫn van nài, cầu xin… vài tiếng xầm xì chen lẫn tiếng kinh, vài ánh mắt thôi nhìn lên bàn thờ mà xoay hƣớng ra ngoài cửa nhìn ông, và rồi tất cả đều nhìn ông. Ngƣời len lén, ngƣời nhìn trộm, ngƣời liếc qua liếc lại giữa ông và bàn thờ, ngƣời nhìn công khai… Có tiếng ai đó nói to: “Ra đuổi hắn đi, quấy rấy ngƣời ta đang đọc kinh”
Lặng lẽ, lủi thủi ông lại đi… Bóng tối bao trùm thành phố, ông vẫn đi, càng lúc càng tiến sâu vào con hẻm nhỏ tăm tối và lầy lội vì cơn mƣa dai dẳng từ chiều. Vẫn chẳng ai quan tâm, dừng lại, một câu thăm hỏi. Tất cả đều vội vã, may chăng có ai đó ném cho cái nhìn thƣơng hại hoặc bố thí chút đồ ăn dƣ thừa. Đến một chỗ khuất, không ánh điện, không ồn ào, mái hiên nhà ai vô tình vƣơn ra phía trƣớc nhƣ dành một chỗ trú chân cho “khách qua đƣờng” thƣờng trú. Tiếng ho khàn đục, tiếng thở khó nhọc, một cụ già gầy còm run rẩy ôm ngực thở hổn hển trong tiếng nói ngắt quãng: “Ai ngoài đó, vào đây nghỉ chân tránh hạt mƣa”. Không có tiếng trả lời, chỉ ánh mắt sáng rực tha thiết nài xin… “Vào đi, ở đây nghèo khổ, đói rách nhƣng không thiếu tình thƣơng đâu, vào đây sƣởi ấm cho nhau”.
Khi khách đã ngồi hẳn trên nền nhà khô ráo hơn mặt đƣờng dƣới cơn mƣa dầm, chủ nhà tâm sự: “Lão chỉ có một mình, không con cái, không họ hàng, anh em; thèm lắm một chút tình thƣơng”.
Không tiếng trả lời, dƣờng nhƣ khách khiếm thính hoặc hạn chế dây thanh âm, nhƣng bù lại con mắt: một cái nhìn trìu mến, khát khao, mời gọi, tha thiết, nài xin…