CHÍN ÂN TỨ THÁNH LINH

Một phần của tài liệu SUSONGSIEUNHIEN_ALGILL (Trang 36 - 45)

ÂN TỨ PHÁT NGÔ N NÓI CÁC THỨ TIẾNG KHÁC VÀ THÔNG GIẢI CÁC THỨ TIẾNG

CHÍN ÂN TỨ THÁNH LINH

Ân Tứ phát ngôn Ân Tứ mặc khải Ân Tứ quyền năng

 Nói các thứ tiếng khác  Thông giải các thứ

tiếng  Nói tiên tri

 Phân biệt các thần Lời nói có tri thức

 Lời nói khôn ngoan

 Ân Tứ đức tin

 Ân Tứ chữa lành tật bịnh  Làm phép lạ

Ân Tứ Nói Các Thứ Tiếng Khác- Thông Giải Các Thứ Tiếng- Nói Tiên Tri

Lời mở đầu

Ân Tứ phát ngôn được ban cho khi Đức Chúa Trời nói chuyện một cách siêu nhiên với tín hữu. Khi tín hữu thể hiện các ân tứ này, những người khác được mạnh mẽ thêm, được động viên và thoả lòng. Đức Chúa Trời không bao giờ khiển trách chúng ta, Ngài chỉ làm hoàn thiện chúng ta qua các ân tứ của Ngài.

I Cô rinh tô 14:3 “Còn như kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi.”

Nhận thức được rằng những ân tứ này liên quan mật thiết đến sự sửa chữa sai lầm; lời nói phát ra không bao giờ được so sánh với kinh thánh. Nó luôn luôn được suy xét và cân nhắc cẩn thận có phải từ Đức Chúa Trời mà ra không.

I Cô rinh tô 14:29 “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét.”

Như chúng ta đã học ở bài 3, những tín hữu đã thể hiện nói các thứ tiếng khác khi họ nhận lãnh báp-tem trong Đức Thánh Linh. Phao-lô đã hướng dẫn cho các tín hữu cầu nguyện để được ban cho ân tứ thông giải các thứ tiếng.

I Cô rinh tô 14:13 “Vì thế, kẻ nói tiếng lạ, hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy.”

Phao-lô còn khẳng định rằng ân tứ nói tiên tri được ơn hơn nói các thứ tiếng khác và ông ta ao ước rằng mình sẽ được ơn nói tiên tri. I Cô rinh tô 14:5 “Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội thánh được gây dựng.”

Tất cảđều nói các thứ tiếng khác. Tất cả đều sẽ cầu nguyện để họ có thể thông giải các thứ tiếng, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu được nói tiên tri. Từ bài học của Phao-lô, chúng ta có thể khẳng định rằng ba ân tứ phát ngôn đều có thể xảy ra cho mọi tín hữu.

Ân Tứ Phát Ngôn Được So Sánh

Nói các thứ tiếng khác và thông giải các thứ tiếng

Ân Tứ nói các thứ tiếng khác và thông giải các thứ tiếng là những ân tứ dễ thực hành nhất. Chúng là những ân tứ chung và dễ bị lạm dụng nhất.

Một sứ điệp được ban cho trong các thứ tiếng khác trước khi một người nào đó có thể nhận được sứ điệp của Đức Chúa Trời qua ân tứ thông giải các thứ tiếng. Vì thế ân tứ nói các thứ tiếng khác và ân tứ thông giải các thứ tiếng phải luôn đi cùng nhau.

Các thứ tiếng khác và lời nói tiên tri

Khi một người nói bằng ngôn ngữ siêu nhiên, có nghĩa là anh ta đang tương giao cách siêu nhiên với Đức Chúa Trời.

I Cô rinh tô 14:2-5,39 “Vì người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu ( ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm).”

Khi một người nói tiên tri có nghĩa là anh ta đang giúp các tín hữu khác.

Câu 3: “còn như kẻ nói tiên tri, thì nói với người ta để gây dựng, khuyên bảo và yên ủi.”

Nói các thứ tiếng khác gây dựng và soi sáng mỗi cá nhân tín hữu bước đi trong thánh linh. Lời nói tiên tri gây dựng hội thánh.

Câu 4: “Kẻ nói tiếng lạ, tự gây dựng lấy mình, song kẻ nói tiên tri, gây dựng cho Hội thánh.”

Lời nói tiên tri có sức mạnh hơn vì nó trực tiếp soi sáng hội thánh. Câu 5: “Tôi ước ao anh em đều nói tiếng lạ cả, song tôi còn ước ao hơn nữa là anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri là trọng hơn kẻ nói tiếng lạ mà không giải nghĩa để cho Hội thánh được gây dựng.” Từ “hội thánh” được sử dụng chín lần trong chương này để nhấn mạnh tầm quan trọng của các ân tứ trong công cuộc gây dựng hội thánh.

Tại sao nói các thứ tiếng khác? Tại sao nói tiên tri?

Tại sao Đức Chúa Trời ban cho ân tứ nói tiếng lạ và ân tứ thông giải các thứ tiếng cùng nhau mà lại tách rời ân tứ nói tiên tri? I Cô rinh tô 14:22 “Thế thì, các thứ tiếng là một dấu, chẳng cho tín hữu Chúa, song cho người chẳng tin; còn như lời nói tiên tri là một dấu, chẳng phải cho người không tin, song cho tín hữu Chúa.” Các thứ tiếng là một dấu cho người chẳng tin. Việc thông giải các thứ tiếng là sứ điệp của Đức Chúa Trời đến các chi thể của Ngài. Lời nói tiên tri dành cho những người tin Chúa. Lời nói tiên tri đòi hỏi đức tin cao hơn để thể hiện khi không thứ tiếng nói nào được ban cho để thể hiện sự hoạt động của ân tứ nầy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ân Tứ Nói Tiếng Lạ

Định nghĩa:

Ân tứ nói tiếng lạ là sự phát ngôn siêu nhiên bằng giọng nói thường được ban cho bởi Đức Thánh Linh. Đó là ngôn ngữ mà người nói chưa bao giờ được học hoặc hiểu bằng dầu óc con người chúng ta. Sứ điệp bằng lời có thể là ngôn ngữ thiên thượng được các thiên sứ sử dụng hoặc có thể là ngôn ngữ loài người.

Hiểu các thứ tiếng

Ân Tứ nói tiếng lạ, một trong chín ân tứ thiêng liêng, phải được phân biệt từ sự xuất hiện trong việc nói các thứ tiếng là ngôn ngữ siêu nhiên dùng để ngợi khen và cầu nguyện khi tín hữu được báp- tem trong Thánh Linh.

Đức Chúa Trời đang nói chuyện với con người qua ân tứ nói các thứ tiếng. Sự bày tỏ trong lời cầu nguyện và ngợi khen của chúng ta có nghĩa là Đức Thánh Linh ngự xuống trong con người để giao tiếp với Đức Chúa Trời. Một bên là từ Đức Chúa Trời đến con người, còn bên kia là từ con người đến Đưc Chúa Trời.

Các thứ tiếng được thể hiện

Khi một người được Chúa xức dầu, họ bắt đầu nói chuyện trước công chúng. Các sứ điệp phát ra từ miệng họ, một người bình thường không thể hiểu được nhưng phải được ban cho có ân tứ thông giải. I Cô rinh tô 14:27 “Ví bằng có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là cùng; mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông giải.

Khi tất cả mọi người trong nhóm đều cất tiếng ngợi khen bằng tiếng lạ, đó là thời điểm tốt để giao thông trực tiếp với Đức Chúa Cha. Không cần một sự thông giải nào trong giờ khắc đó. Nếu có nhiều người trong nhóm không thể hiểu điều gì vùa mới xảy ra thì cần phải giảng giải cho họ hiểu.

Trước công chúng

Người nói tiếng lạ có thể không hiểu mình đang nói gì nhưng những người nghe có thể hiểu đươc

Công vụ 2:4-6 “Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, thể hiện nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói. Vả, bấy giờ có người Giu đa, kẻ mộ đạo, từ các dân thiên hạ đến, ở tại thành Giê-ru-sa-lem. Lúc tiếng ấy vang ra, dân chúng chạy đến, ai nấy đều sửng sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng sứ mình.”

Mục đích

Đức Chúa Trời mong muốn nói chuyện với con dân Ngài. Ngày nay Ngài đang dùng một cách, đó là ban cho ân tứ nói tiếng lạ và sự thông giải các thứ tiếng đi cùng với nhau.

Hướng Dẫn Sử Dụng

Được xức dầu

Khi Đức Chúa Trời muốn truyền một sứ điệp đến con dân Ngài qua việc nói tiếng lạ, người đó phải nhờ Đức Thánh Linh mà làm như vậy. Người đó sẽ kinh nghiệm sâu sắc ơn xức dầu và khích lệ của Thánh Linh cho tâm thần mình để nói tiếng lạ trước công chúng vào thời điểm thích hợp của buổi nhóm. Anh ta không nên xen vào tiến độ của buổi nhóm nhưng phải đợi cho đến thời điểm thích hợp. Nên nhớ rằng, Đức Thánh Linh không bao giờ cắt lời chính Ngài. Được nhận ra

Trong những buổi nhóm đông tín hữu hơn, nên bầu ra ban lãnh đạo trước khi giảng dạy. Kinh thánh có chép rằng “hãy biết người lãnh đạo ngươi”. Sứ điệp sẽ không được phát ra nếu chưa có người thông giải. Bằng không người nói tiếng lạ phải lam công việc đó.

Nói rõ ràng

Nói rõ ràng không có nghĩa là phải hét lên, nhưng nói một cách rõ ràng, mạch lạc những gì Đức Thánh Linh muốn nói. Chẳng hạn, thỉnh thoảng Thánh Linh sẽ ban các sứ điệp với niềm hân hoan và mạnh mẽ. Vì thế phải bày tỏ cảm xúc khi nói.

Có sự thông giải

Khi sứ điệp được ban ra, cần có một phút yên lặng để chờ đợi Đức Chúa Trời ban cho ân tứ thông giải các thứ tiếng.

I Cô rinh tô 14:19,28 “nhưng thà tôi nói năm lời bằng trí khôn mình mà rao giảng trong Hội thánh, để được dạy bảo kẻ khác, hơn là lấy một vạn lời bằng tiếng lạ.

Nếu không có ai thông giải, thì người đó phải làm thinh ở trong Hội thánh, mình nói với mình và với Đức Chúa Trời.”

Chỉ có ba thôi!

Phao-lô đã chỉ ra rằng hội thánh nên có trên dưới ba người nói tiếng lạ trong một buổi nhóm dưới những điều kiện bình thường. I Cô rinh tô 14:27 “Ví bằng có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là cùng; mỗi người phải nói theo lượt mình và phải có một người thông giải.”

Không được ngăn trở

Nói tiếng lạ là ân tứ duy nhất mà chúng ta không được ngăn trở. I Cô rinh tô 14:39 “Ay vậy, hỡi anh em, hãy trông mong ơn nói tiên tri, và đừng ngăn trở chi về đều nói tiếng lạ.”

Các ân tứ khác

Khi ân tứ nói tiếng lạ được thể hiện, ân tứ thông giải các thứ tiếng và ân tứ phân biệt các thần cũng được thể hiện theo. Chúng ta sẽ đi sâu hơn khi dạy về các ân tứ nầy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ân Tứ Thông Giải Các Thứ Tiếng

Định nghĩa:

Ân Tứ thông giải các thứ tiếng là sự biểu hiện siêu nhiên được ban cho bởi Thánh Linh để giải những phát ngôn bằng các thứ tiếng sang ngôn ngữ của người nghe.

Đó không tuỳ thuộc vào suy nghĩ hay hiểu biết của người nghe nhưng đó là sự ban cho của Đức Thánh Linh.

Thông giải có nghĩa là giải thích, trình bày chi tiết hoặc bộc lộ nhưng không có nghĩa là dịch nguyên văn từ theo từ.

Một người nói tiếng ngoại quốc cần có phiên dịch. Hiện tượng này không phải là sự ban cho của Thánh Linh nhưng đó chỉ là một người thông hiểu và nói được hai thứ tiếng một cách thông suốt.

Không phải cùng một khoảng thời gian bằng nhau

Sự thông giải không diễn ra bằng khoảng thời gian như việc nói tiếng lạ vì hai lý do:

Đây không phải là dịch thật sự mà là sự thông giai không cần nhiều từ hơn hoặc ít từ hơn để diễn tả những gì vừa được nói trong Thánh Linh.

Người thông giải có thể được ban thêm cho ơn nói tiên tri. Thường có những sự xức dầu khác nhau và chỉ sau khi ta nhận thức được sự chuyển biến của Đức Thánh Linh ta mới nhận biết được sự khác nhau.

Mục đích

Ân Tứ thông giải các thứ tiếng chí có một mục đích duy nhất là làm cho ân tứ nói tiếng lạ dễ hiểu đối với người nghe để hội thánh có thể hiểu được những gì vừa được truyền ra và có thể được soi sáng.

Thể hiện Ân Tứ Thông Giải Các Thứ Tiếng

Trước công chúng

Những quy luật đã áp dụng trong ân tứ nói tiếng lạ có thể được áp dụng vào ân tứ thông giải các thứ tiếng trong những giờ nhóm thờ phượng Chúa. Đức Thánh Linh sẽ không bao giờ phá vỡ hoặc làm lộn xộn.

Một người có thể vừa nói tiếng lạ vừa thông giải các thứ tiếng ấy. Hoặc là một người nói tiếng lạ và có một người khác thông giải. Đôi khi, người này thể hiện nói tiếng lạ, thì có một người khác nối tiếp và hoàn thành. Điều này có thể xảy ra khi một người rất mới mẻ trong việc thông giải các thứ tiếng thể hiện và sau đó hoảng sợ vì anh ta bị mất đức tin. Sau đó lại có một người dày dạn kinh nghiệm hơn hoàn tất công việc đó. Những người có tinh thần cạnh tranh không bao giờ được cho phép thể hiện các ân tứ thiêng liêng. Đó chỉ là thái độ chỉ rõ rằng tôi có thể diễn xuất hay và tốt hơn Đức Chúa Trời.

Khi thể hiện các ân tứ thiêng liêng, luôn luôn cần thiết nhận biết được các thần. Khi một ân tứ được thể hiện một cách tự do, ngưởi có trách nhiệm sẽ phân biệt sự thiêng liêng của từng sự kiện và có quyền dừng lại bất cứ hành động nào đi ngược lại lời của Đức Chúa Trời.

Một cách riêng tư

Phao-lô đã từng khẳng định rằng ông ta thường cầu nguyện bằng các thứ tiếng nhiều hơn người khác nhưng khi phục vụ Chúa ông ta thường nói tiên tri. Nếu ông ta không nói tiếng lạ khi hầu việc thì phải viết những gì đã nói bằng tiếng lạ một cách riêng tư.

Phao-lô còn chỉ dẫn cho chúng ta cầu nguyện để có thể nhận lãnh được ân tứ thông giải các thứ tiếng

I Cô rinh tô 14:13-15 “Bởi đó, kẻ nói tiếng lạ, hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy. Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng trí khôn tôi lơ lửng. Vậy thì tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần nhưng cũng hát bằng trí khôn.”

Khi chúng ta cầu nguyện bằng tiếng lạ, chúng ta có thể được hướng dẫn để xin Đức Chúa Trời ban cho chúng ta ân tứ thông giải các thứ tiếng. Thường thường khi chúng ta rơi vào tình huống có vấn đề và bắt đầu cầu nguyện bằng tiếng lạ nhưng sau đó sẽ cầu nguyện bằng ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta nhận ra rằng mình đang cầu nguyện những điều mà mình không biết, hay cầu xin Đức Chúa Trời giải quyết những vấn đề của chúng ta bằng những cách mà trước đây ta không hiểu. Đó là ân tứ thông giải các thứ tiếng mà chúng ta có thể nhận được trong đời sống cầu nguyện của mình.

Không cần thiết phải thông giải tất cả những gì mình đã cầu nguyện bằng tiếng lạ. Nhiều lúc chúng ta ca tụng Chúa và không cần phải thông giải. Hoặc có thể chúng ta cầu xin Thánh Linh ban cho ta cách giải quyết cho các nan đề nhưng có khi Ngài không muốn ban cho trả lời vào lúc đó.

I Cô rinh tô 14:2 “Vì người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu ( ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm).”

Khi chúng ta thể hiện ân tứ thông giải các thứ tiếng một cách riêng tư, chúng ta thường trang bị để thông giải các thứ tiếng trước công chúng.

Nhận Lãnh Ân Tứ Thông Giải Các Thứ Tiếng

Mỗi người phải có mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời mới có thể thể hiện cac ân tứ của Ngài một cách tự do.

Chúng ta được chỉ dẫn để cầu xin Cha thiêng thượng cho thể hiện một cách tự do các ân tứ cần thiết trong hội-thánh của mình, vì thế bước đầu tiên là phải cầu xin! Bước đầu khi thông giải các thứ tiếng,

chúng ta có thể chỉ nói được vài từ thôi, nhưng sau đó chúng ta sẽ nói trôi chảy nếu chúng ta xác lập đức tin vững vàng trong Chúa. Chúng ta sẽ nhận lãnh những hình ảnh, biểu tượng, hay suy nghĩ. Đôi khi, sứ điệp sẽ đến như một bài hát, và bản thông giải cũng là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SUSONGSIEUNHIEN_ALGILL (Trang 36 - 45)