Bài học kinh nghiệm về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ mô hình "Cà phê doanh nghiệp”

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 27 - 28)

hình "Cà phê doanh nghiệp”

Xác định doanh nghiệp là một trong những động lực quan trọng để Đồng Tháp bứt lên, xác lập một vị thế mới ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp đã có những thay đổi đáng kể trong cải cách thủ tục hành chính. Với sự thân thiện, mang tính phục vụ cao của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp đã có nhiều thuận lợi trong việc thành lập mới và hoạt động kinh doanh ở địa phƣơng.

Tại quán “cà phê doanh nhân- doanh nghiệp”, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phát biểu: “Đồng Tháp còn nghèo, rất cần sự chung tay góp sức

của các doanh nghiệp. Tỉnh Đồng Tháp mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư, phải làm sao người trẻ coi đất sen hồng này là xứ khởi nghiệp. Đường đến đây đã quá xa xôi cách trở rồi, mình lại ngồi bàn giấy bắt doanh nghiệp tuân theo quy trình, quy định giống như nơi khác thì ai thèm tới. Người dân Miền Tây mình vốn hiếu khách, hễ mời khách tới thì phải tiếp đón, chiêu đãi cho đàng hoàng. Tôi và anh em lãnh đạo tỉnh nghĩ như vậy nên bày ra cái quán cà phê này, sáng đi làm sớm một tiếng gặp doanh nghiệp. Bỏ được cái chuyện xin-cho, doanh nghiệp như trút gánh nặng ngàn cân mà mình cũng thấy thoải mái nữa”.

Nhƣ vậy, với mô hình “cà phê doanh nghiệp” đã cho thấy lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực tháo gỡ những vƣớng mắc cho doanh nghiệp; qua đó, tạo thêm động lực cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, từ mô hình “cà phê doanh nghiệp” có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhƣ sau:

- Lãnh đạo, ngƣời đứng đầu trong các cơ quan nhà nƣớc phải nhất quán xem doanh nghiệp là bệ đỡ cho kinh tế địa phƣơng; tạo lập các kênh kết nối, tƣơng tác và hỗ trợ doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp cập nhật những cơ chế, chính sách hỗ trợ và xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh dài hơi.

- Cần tạo không gian thân thiện, cởi mở trong sự tƣơng tác giữa chính quyền với doanh nghiệp. Từ sự thân thiện, cởi mở, năng động, nhiệt tình của chính quyền sẽ tạo đƣợc niềm tin, sự phấn khích giúp doanh nghiệp và nhà đầu tƣ an tâm sản xuất kinh doanh.

- Giữa doanh nghiệp và chính quyền có sự tƣơng tác để nắm bắt sâu sát hơn tình hình của các doanh nghiệp; chính quyền, lãnh đạo tỉnh chủ động gặp gỡ doanh nghiệp để cùng nhau chia sẻ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

- Lãnh đạo của địa phƣơng cần xuống trực tiếp cơ sở gặp gỡ doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động, lắng nghe những góp ý cho địa phƣơng cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp; phải luôn “lắng nghe” để tháo gỡ khó khăn và chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.

- Có sự thay đổi trong tƣ duy quản lý, nhận thức lẫn hành động đó là cần thay đổi từ tƣ duy “xin - cho” sang tƣ duy “đồng hành cùng doanh nghiệp”, từ tâm thế “suy nghĩ cho doanh nghiệp” sang “suy nghĩ như doanh nghiệp” và đặc biệt hơn là sự thay đổi, từ tƣ duy “quản lý, điều hành doanh nghiệp” sang tƣ duy “kiến tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động” để doanh nhân an tâm đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn...

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 27 - 28)