IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 –
3. Sự cần thiết xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
nhỏ và vừa
Xã hội hóa dịch vụ công đƣợc nhắc đến trong nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII: “Chuyển một
số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm”.7 “Đẩy mạnh xã
hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”8
.
Qua Nghị quyết của Đảng có thể thấy, chủ trƣơng xã hội hóa dịch vụ công của Đảng luôn đƣợc khẳng định nhất quán và từng bƣớc phát triển mở rộng, từ ban đầu Đảng ta mới chỉ đƣa ra định hƣớng chung về xã hội hóa dịch vụ công cho đến nay đã xác định rõ các lĩnh vực thiết yếu cơ bản đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công ở nƣớc ta, hƣớng tới phát triển thị trƣờng dịch vụ sự nghiệp công lành mạnh, trong đó, phải đảm bảo lợi ích các đối tƣợng chính sách, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển dịch vụ công.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định 07 hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Nhà nƣớc thực hiện, trong đó, hỗ trợ thông tin, tƣ vấn và pháp lý (khoản 3 Điều 14) là hình thức hỗ trợ xuyên suốt 06 hình thức hỗ trợ còn lại của Luật. Để thực hiện quy định này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó (khoản 3 Điều 13) quy định việc triển khai thực hiện chƣơng trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: “3. Căn cứ vào nội dung, nguồn lực của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 1 Điều này và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ