Nội dung các chƣơng trình tuyên truyền, thông tin pháp lý cho doanh nghiệp qua truyền hình, phát thanh, internet.

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 44 - 45)

II. KẾT QUẢ 1 SỐ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT KINH DOANH

4. Nội dung các chƣơng trình tuyên truyền, thông tin pháp lý cho doanh nghiệp qua truyền hình, phát thanh, internet.

doanh nghiệp qua truyền hình, phát thanh, internet.

Qua quá trình tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, đồng thời, tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, các nhà quản lý, đặc biệt là sự trao đổi, tƣ vấn từ Ban Quản lý các chƣơng trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp, những ngƣời làm chƣơng trình đã nắm bắt đƣợc nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp. Bằng việc tiếp nhận, tiếp cận và đi sát các tình huống, sự việc, các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chƣơng trình thông tin pháp lý cho doanh nghiệp qua truyền hình, phát thanh, internet đã có những chủ đề đúng và trúng với nhu cầu của doanh nghiệp, gắn liền với vòng đời hoạt động của doanh nghiệp, kể từ khi gia nhập thị trƣờng, các vấn đề trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đến khi rút khỏi thị trƣờng. Đặc biệt, năm 2020 – 2021 là giai đoạn mà doanh nghiệp phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức từ dịch bệnh Covid19. Dịch bệnh kéo dài đã làm ảnh hƣởng đến tài chính, thị trƣờng, lao động, đầu tƣ, ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc những vấn đề pháp lý các doanh nghiệp có thể phải đối diện, chƣơng trình “Kinh doanh và Pháp luật” đã xây dựng và phát sóng những chuyên đề gắn liền với những khó khăn, vƣớng mắc pháp lý của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid -19. Các chƣơng trình tập trung vào các hính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc giúp doanh nghiệp phục hồi, vƣợt qua giai đoạn khó khăn và giải đáp những khó khăn,

vƣớng mắc pháp lý của doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; các vƣớng mắc pháp lý các doanh nghiệp có thể đối diện nhƣ vấn đề đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại, phạt hợp đồng hay sự kiện bất khả kháng... Tất các các chuyên đề này đã góp phần tháo gỡ vƣớng mắc pháp lý cho doanh nghiệp phát sinh từ Covid 19.

Trên cơ sở nhu cầu hỗ trợ pháp lý và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, trong hơn 9 năm triển khai thực hiện, các chƣơng trình luôn bám sát các nhóm nội dung sau:

Nhóm chủ đề về sửa đổi Luật, dự thảo Luật gắn với kế hoạch sửa luật, ban hành luật của Quốc hội.

Nhóm đề tài liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo từng Ngành/lĩnh vực.

Nhóm đề tài theo từng lĩnh vực pháp luật chuyên ngành (Pháp luật doanh nghiệp, Đầu tƣ; Pháp luật về thuế, tài chính – ngân hàng; Pháp luật thƣơng mại, cạnh tranh; Pháp luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả; Pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội; Pháp luật về đất đai, bất động sản, xây dựng…)

Nhóm đề tài liên quan đến pháp luật thƣơng mại quốc tế và hội nhập

Nhóm đề tài về giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc pháp lý của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc trong bối cảnh dịch Covid-19

Nhóm đề tài về đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp

Nhóm đề tài về tình huống pháp lý, vụ việc, vƣớng mắc điển hình trong thực tiễn phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hƣớng xử lý.

Nhóm chủ đề mang tính thời sự, theo dòng sự kiện

Nhóm đề tài liên quan đến lĩnh vực, hoạt động của Bộ và Ngành Tƣ pháp.

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)