Những hạn chế, bất cập của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 56 - 57)

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 –

2. Những hạn chế, bất cập của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay

Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là rất cần thiết vì hoạt động của doanh nghiệp là rất đa dạng, liên quan đến chức năng quản lý nhà nƣớc của nhiều Bộ, ngành, địa phƣơng và chức năng đại diện của nhiều hiệp hội doanh nghiệp. Mỗi cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ mỗi tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng biệt. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ chức năng đại diện cho doanh nghiệp là hoàn toàn độc lập với nhau. Do vậy, để đạt đƣợc sự thống nhất trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cùng hƣớng đến một mục tiêu chung, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các tổ chức có liên quan cần phải phối hợp với nhau, tránh việc chồng chéo và trùng lắp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

2. Những hạn chế, bất cập của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay nghiệp nhỏ và vừa hiện nay

Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (trong đó tập trung doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và kết quả đáng ghi nhận, giúp cho Bộ Tƣ pháp tạo đƣợc “dấu ấn” trong cộng đồng doanh nghiệp thì vẫn còn những khó khăn, bất cập cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, sự quan tâm của của các bộ, ngành, địa phƣơng trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế, nhiều nơi mới chỉ dừng lại chủ trƣơng ban hành chƣa đi vào thực hiện cụ thể. Đến đầu năm 2021, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng vẫn chƣa ban hành Chƣơng trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng giai đoạn hoặc hàng năm theo yêu cầu của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP, do đó, chƣa có cơ sở để triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực và địa phƣơng. Công tác phối kết hợp giữa bộ, ngành và giữa bộ, ngành với địa phƣơng, giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp còn hạn chế;

Thứ hai, nhân lực thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của bộ, ngành và địa phƣơng còn kiêm nhiệm thực hiện, không bố trí nhân sự cụ thể, xác định nhiệm vụ rõ ràng; cơ sở vật chất và phƣơng tiện thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý liên ngành còn hạn chế và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu; chế độ thù lao cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý vẫn chƣa đủ để mang tính khuyến khích cũng nhƣ tạo điều kiện cho nhân sự thực hiện công tác này;

Thứ ba, việc cân đối và bố trí kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp; định mức kinh phí đối với nhiều hoạt động còn thấp so với thực tiễn triển khai trên thực tế dẫn đến khó khăn trong việc triển khai; nhiều địa phƣơng không bố trí kinh phí riêng cho việc triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong khi kinh phí dành Chƣơng trình hỗ trợ pháp lý liên ngành còn hạn chế, công tác truyền thông chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng.

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 56 - 57)