Đặc điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 52 - 55)

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 –

1. Đặc điểm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trƣớc khi bàn về vấn đề xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chúng ta cần nắm rõ đặc điểm cơ bản của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ sau:

Thứ nhất, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo) là một hoạt động phản ánh chức năng kinh tế của nhà nước.

Hỗ trợ nói chung và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm thực hiện không chỉ nhƣ một hoạt động bình thƣờng, nhất thời mà là một công việc mang tính bản chất, thuộc chức năng của Nhà nƣớc. Đó là vì: (i) Nhà nƣớc có nhiệm vụ thiết lập môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi quy mô kinh doanh; (ii) để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này của mình thì Nhà nƣớc nào cũng phải có chính sách ƣu tiên nhất định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nói cách khác, hỗ trợ

nói chung và hỗ trợ pháp lý nói riêng là một trong các biện pháp mà Nhà nƣớc cần phải thực hiện để đảm bảo sự bình đẳng trên thực tế giữa các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh khác nhau.

Chức năng kinh tế của Nhà nƣớc là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận Nhà nƣớc và pháp luật, gắn liền với những phạm trù bản chất, nhiệm vụ, hình thức và phƣơng pháp hoạt động của Nhà nƣớc... vì mục đích phát triển kinh tế. Theo cách hiểu truyền thống, chức năng kinh tế của Nhà nƣớc là những phƣơng diện (những phƣơng hƣớng, mặt, dạng, loại) hoạt động chủ yếu của Nhà nƣớc nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế đặt ra trƣớc Nhà nƣớc; chức năng kinh tế Nhà nƣớc là sự thể hiện vai trò của Nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế, xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực của Nhà nƣớc; chức năng của Nhà nƣớc chính là những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn phát triển cụ thể... Trong điều kiện hiện nay, để góp phần phản ánh rõ nét chức năng kinh tế của nhà nƣớc trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, theo quan điểm của tác giả cần tiếp cận phạm trù chức năng nhà nƣớc gắn liền với bản chất và vai trò của Nhà nƣớc đối với đời sống xã hội, đồng thời trong mối quan hệ chặt chẽ với chức năng kinh tế, chức năng chính trị của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, từ phạm trù chức năng của Nhà nƣớc thể hiện vai trò của Nhà nƣớc đối với đời sống xã hội có thể hình thành nên khái niệm chức năng kinh tế của Nhà nƣớc nhƣ là một bộ phận của khái niệm chức năng nhà nƣớc, cũng nhƣ chức năng xã hội, chức năng chính trị của Nhà nƣớc. Từ đó có thể hiểu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một hoạt động phản ánh chức năng kinh tế của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hay chức năng tổ chức và quản lý kinh tế) đƣợc hiểu là những hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất mang tính thƣờng xuyên, liên tục thể hiện bản chất của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh tế (thông qua hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo).

Thứ hai, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) là một loại dịch vụ công mà nhà nước có trách nhiệm đảo bảo thực hiện.

Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của ngƣời dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nƣớc chịu trách nhiệm trƣớc xã hội (trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tƣ thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. Theo GS. TS Lê Chi Mai5

trong nghiên cứu về dịch vụ công có dẫn chứng quan điểm nghiên cứu dịch vụ công mà Chính phủ

5 “Cải tiến việc cung ứng dịch vụ công, một giải pháp quan trọng để đạt đƣợc mục tiêu cải cách hành chính”. Tác giả: GS. TS. Lê Chi Mai. Tạp chí Thanh tra, số 3, 2001. Tác giả: GS. TS. Lê Chi Mai. Tạp chí Thanh tra, số 3, 2001.

cung ứng có bao gồm:… các hoạt động lập quy thi hành pháp luật; cung cấp thông tin tƣ vấn…

Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức năng phục vụ xã hội của nhà nƣớc, mà không bao gồm các chức năng công quyền, nhƣ lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nƣớc trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Điều quan trọng là Việt Nam phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền nhƣ chủ trƣơng của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nƣớc, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội và nâng cao chất lƣợng của dịch vụ công phục vụ ngƣời dân. Điều này không có nghĩa là nhà nƣớc độc quyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nƣớc hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ kể cả hoạt động lập quy thi hành pháp luật; cung cấp thông tin tƣ vấn… cho khu vực phi nhà nƣớc thực hiện.

Có thể thấy rằng khái niệm, đặc điểm và phạm vi các dịch vụ công cho dù đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội; bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ. Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) mang đầy đủ đặc điểm của dịch vụ công (xét về mặt chủ thể cung cấp, đối tƣợng thụ hƣởng, quy trình, thủ tục cung cấp dịch vụ, cơ chế kiểm soát, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ công…), ngoài ra, yếu tố hỗ trợ pháp lý miễn phí cho doanh nghiệp là đặc điểm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ này.

Thứ ba, đối tượng thụ hưởng hoạt động hỗ trợ pháp lý là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu và mô hình tổ chức.

Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (Điều 2 và Điều 14), Nghị định số 55/2019/NĐ-CP (Điều 2), việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đƣợc thực hiện đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, sáng tạo. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đƣợc thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 ngƣời và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: (i) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; (ii) Tổng doanh thu của năm trƣớc liền kề không quá 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh

nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đƣợc xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thƣơng mại và dịch vụ6.

Đồng thời với việc ghi nhận nguyên tắc Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 55/2019/NĐ-CP cũng có quy định mang tính mở, đó là, tùy thuộc vào nguồn lực, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phƣơng cấp tỉnh, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp có thể quyết định áp dụng các quy định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ pháp lý cho tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 19). Đây là đặc thù của công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, lại không phải là ƣu điểm mà là hạn chế vì về nguyên tắc (thông lệ quốc tế) các nƣớc chỉ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn.

Thứ tư, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức và nội dung hỗ trợ do pháp luật quy định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

Nội dung hỗ trợ pháp lý tập trung vào những vấn đề pháp luật mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hình thức hỗ trợ pháp lý là những phƣơng thức hoạt động của chủ thể hỗ trợ, qua đó, việc hỗ trợ đƣợc thực hiện, mang lại lợi ích cho đối tƣợng đƣợc hỗ trợ. Nội dung và hình thức hỗ trợ đƣợc pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể.

Đƣợc hỗ trợ pháp lý là một nhu cầu của doanh nghiệp và việc đáp ứng nhu cầu này là nghĩa vụ của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, do nhu cầu hỗ trợ thì nhiều, khả năng đáp ứng của Nhà nƣớc lại có hạn nên công tác hỗ trợ (nội dung và hình thức hỗ trợ) luôn đƣợc Nhà nƣớc xác định theo từng thời kỳ và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, từng địa bàn.

Thứ năm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.

Phối hợp là mối quan hệ giữa hai hay nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình triển khai, thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt mục đích chung. Nói cách khác, phối hợp là sự làm việc cùng với nhau của từ ít nhất hai chủ thể trở lên, hành động theo một kế hoạch chung nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. Phối hợp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc các chủ thể có chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cùng nhau bàn bạc, xây dựng và thực hiện các hoạt động dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích chung là nâng cao tri thức pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của doanh

Một phần của tài liệu tài liệu-đã gộp (Trang 52 - 55)