Đối với cơ quan quản lí nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hàng xanh phòng giao dịch nguyễn thị định​ (Trang 90 - 93)

c. Đối với ngân hàng

3.3.1.Đối với cơ quan quản lí nhà nước

 Cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, ổn định kinh tế cũng như tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn, phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi. Bên cạnh đó, cần phải rà soát lại những văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ để hệ thống văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

 Cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại, đưa hoạt động tín dụng ngân hàng vào đúng các quỹ đạo pháp luật, đồng thời qua đó rút ra được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp quy của NHNN để từ đó có sự thay đổi kịp thời và hợp lý.

 Cải cách thủ tục hành chính có liên quan đến quyền sử dụng, quyền sở hữu bất động sản và động sản, đăng ký giao dịch đảm bảo để hỗ trợ và phối hợp tốt với các ngân hàng trong quá trình giải ngân, thu nợ tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn nhiều hơn.

 Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các NHTM có thông tin đầy đủ về khách hàng khi cho vay.

 Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạn tín nhiệm trên thế giới.

 Cần ổn định chính sách đất đai, nhanh chóng ban hành luật đất đai mới và những văn bản hướng dẫn dưới luật có tính nhất quán nhằm quy định rõ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc nhận thế chấp tài sản là bất động sản.

 Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ cho ngân hàng thu hồi nợ, nhanh chóng xử lý khi xảy ra tranh chấp. Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng theo pháp luật.

3.3.2 Đối với ngân hàng

 Cần đề cao, phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ động trong cho vay. Đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách hàng.

 HDBank cần nâng cao chất lượng thông tin theo hướng vừa mang tính dự báo, vừa đầy đủ kịp thời và chính xác. Việc dự báo và đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng khu vực…

 Quan tâm hơn nữa tình hình hoạt động bộ phận quản lí rủi ro, để có thể điều chỉnh các khoản nợ vay có vấn đề, không để các khoản cho vay này trở nên quá hạn.

 Các bộ phận, phòng ban khác trong ngân hàng như phòng kế toán, phòng khách hàng, phòng thông tin tín dụng… tăng cường sự hợp tác hơn nữa với bộ phận tín dụng trong việc phát hiện nhu cầu, tiếp thị, cung cấp thông tin, giám sát các khoản vay…để có thể hạn chế rủi ro được tốt hơn.

 Xây dựng chiến lược cho vay khách hàng doanh nghiệp

 Các sản phẩm của các ngân hàng hầu như hiện nay là khá giống nhau vì vậy ngân hàng sẽ chủ động tìm ra một hướng đi mới bằng cách cung cấp các sản phẩm có sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

 Đa dạng hóa các sản phẩm và hình thức cho vay, cần xem xét các sản phẩm nào cho vay dễ và thu hồi vốn nhanh thì cần được phát huy, còn sản phẩm khó khăn về việc thẩm định và thu hồi nợ thì cần được khắc phục một cách nhanh chóng.

 Cần tuyên truyền tiếp thị rộng rãi hơn bằng các việc như trực tiếp tìm đến khách hàng giới thiệu tiện ích của sản phẩm mà ngân hàng HDBank đang phục vụ, hay quảng bá hình ảnh và chất lượng của ngân hàng qua Website, truyền thông…

 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin đầu vào

 Linh động trong việc thu thập các nguồn thông tin. Chẳng hạn như đối với một ngành nghề bất kỳ thì ngoài những thông số tài chính, lịch sử hình thành và hoạt động mà DN hay cá nhân cung cấp, nhân viên tín dụng cần tìm hiểu thêm các thông tin trên thị trường như xu hướng của ngành trong tương lai, các đối thủ cạnh tranh, đánh giá thương hiệu sản phẩm của DN, thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp…để việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính được dựa trên các thông tin có cơ sở, đảm bảo độ tin cậy hơn.

 Đối với những nguồn mà nhân viên tín dụng có thể thu thập được từ bên ngoài qua các mối quan hệ trên thương trường. Thông tin về khách hàng càng đầy đủ thì việc cho vay khách hàng càng đảm bảo hơn. Các giải pháp đưa ra là:

 Xây dựng một ngân hàng dữ liệu để có thể tập trung và thường xuyên cập nhật vào ngân hàng dữ liệu này các thông tin kinh tế – kỹ thuật, trong đó bao quát mọi thông tin.

 Việc tổ chức lưu giữ hồ sơ của khách hàng cũ cần phân ra theo từng nhóm khách hàng và từng loại đối tượng. Việc lưu trữ này có thể thực hiện dưới dạng file dữ liệu, trong đó các hồ sơ được sắp xếp, phân loại một cách rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng khi truy cập.

 Thiết lập mối quan hệ tốt với các cơ sở, các cơ quan chức năng, đặt biệt là với cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hàng xanh phòng giao dịch nguyễn thị định​ (Trang 90 - 93)