c. Đối với ngân hàng
3.2.1 Về định hướng cho vay khách hàng doanh nghiệp
Xuất phát từ cơ sở phân tích ở trên, HDBank có thể dùng chiến lược tận dụng thế mạnh từ nội lực để khai thác tối đa những thuận lợi, đồng thời vượt qua những thách thức của môi trường bên ngoài.
Theo đó, định hướng tín dụng của HDBank năm 2015 nên khuyến khích cấp tín dụng cho hoạt động xuất khẩu trong 4 lĩnh vực: nông sản, dệt may, da và sản phẩm từ da, gỗ. Mặt khác, NH nên hạn chế đối với nhóm nhu cầu vay nhằm thực hiện dự án đầu tư bất động sản, xây dựng, khách sạn, nhà hàng, sắt thép và tài chính chứng khoán. Đặc biệt, NH cần tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ nhóm khách hàng doanh nghiệp. Định hướng này vừa phù hợp với tiềm lực hiện tại của NH, giúp NH tập trung khai thác tối đa phân khúc khách hàng tập trung đồng thời giảm thiểu rủi ro nợ xấu thông qua hạn chế cho vay những lĩnh vực rủi ro cao. Ngoài ra, định hướng này cũng phù hợp với chính sách tín dụng của NH Nhà nước trong năm 2015 là đẩy vốn vào 5 lĩnh vực ưu tiên: tam nông, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, công nghiệp chế biến.
Hơn nữa, những lĩnh vực đề xuất tập trung cho vay ở trên là những lĩnh vực mà HDBank, cụ thể là cán bộ tín dụng của NH đã tích lũy nhiều kinh nghiệm nên có thể góp phần giảm thiểu rủi ro xuất phát từ điểm yếu trong hệ thống xếp hạng tín dụng còn mang nặng yếu tố chủ quan.
Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên, TPP khi được thông qua sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đối với lĩnh vực xuất khẩu trong nhóm dệt may, da giày. Việc tập trung cấp tín dụng cho mảng này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nợ xấu, đồng thời sẽ góp phần gia tăng cầu
đầu tư nhằm hưởng lợi từ hiệp định, đây sẽ là cơ hội để HDBank mở rộng danh mục khách hàng vay vốn.