Phân tích định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hàng xanh phòng giao dịch nguyễn thị định​ (Trang 32)

c. Đối với ngân hàng

1.2.1 Phân tích định tính

Đối với mỗi đơn đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải trả lời được ba câu hỏi căn bản sau:

- Người cho vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào?

- Hợp đồng tín dụng có được kí kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng và người gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào?

- Trong trường hợp khách hàng không trả nợ, liệu ngân hàng có thể thu nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng và chi phí rủi ro thấp?

 Sau đây là các nội dung cần đi sâu phân tích:

1.2.1.1. Người xin vay có tín nhiệm

Câu hỏi cần trả lời trước hết là: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn không? Điều này liên quan đến nghiên cứu chi tiết tiêu chí 6C của người xin vay bao gồm: tư cách (Character), năng lực Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.

1.2.1.2 Hợp đồng tín dụng phải được kí kết đúng đắn và hợp lệ

Việc cho vay của ngân hàng và khách hàng phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, giá trị

1.2.1.3 Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm

- Thứ nhất, Nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì ngân hàng có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ.

- Thứ hai, Nhận bảo đảm tín dụng tạo cho ngân hàng có lợi thế về tâm lí so với người vay. Bởi vì tài sản khi đã là vật đặt cọc (như xe hơi, đất đai, nhà cửa…), buộc người đặt cọc (người vay) Phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình.

1.2.2. Phân tích định lượng

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

1.2.2.1.1. Doanh số cho vay.

Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.

1.2.2.1.2. Doanh số thu nợ.

Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

1.2.2.1.3. Dư nợ cho vay.

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

1.2.2.1.4. Nợ quá hạn.

Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.

1.2.2.1.5. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp

Tại Việt Nam việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo đó “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Việc phân loại nợ thực hiện như sau:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu(%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢

Tổng dư nợ 𝑥 100

Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng càng thấp càng tốt. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên Ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động Ngân hàng. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

1.2.2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ(%) = (𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 − 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐) 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑥100

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả

1.2.2.2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝐷𝑆𝐶𝑉(%) = (𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 − 𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐) 𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑋100

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

1.2.2.2.3 Tỷ lệ Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % )

Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

1.2.2.2.4 Tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động ( %)

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

1.2.2.2.5 Hệ số thu nợ ( % )

Hệ số thu nợ ( % ) = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦𝑥 100

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt

1.2.2.2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = Nợ quá hạn

Tổng dư nợ x 100

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

1.2.2.2.7 Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ lệ nợ xấu ( % ) = Tổng nợ xấu Tổng dư nợx 100

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại.

1.2.2.2.8 Vòng quay vốn Tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Trong đó:

Dư nợ bình quân trong kỳ =( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) 2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

1.2.2.2.9 Số khách hàng được vay vốn:

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI HDBANK – CHI NHÁNH HÀNG XANH – PGD NGUYỄN THỊ ĐỊNH

2.1 Giới thiệu chung về HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định

2.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng

2.1.1.1 Giới thiệu chung

Tên ngân hàng: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh City Development Commercial Joint Stock Bank

Tên giao dịch: HDBANK

Vốn điều lệ: 8.100.000.000 đồng

Giấy ĐKKD số: 0300608092, do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 11/08/1992, sửa đổi bổ sung lần thứ 21 ngày 02/11/2012

Địa chỉ trụ sở chính: 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8) 62 915 916 Fax: (84-8) 62 915 900 Email: info@hdbank.com.vn Website: www.hdbank.com.vn Logo

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

HDBANK là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, được thành lập từ ngày 04/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả và an toàn, HDBank đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng. Từ 16/3/2012 ngân hàng đổi tên thành “ Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM” và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên toàn quốc. Việc thay đổi này phù hợp tầm vốc, lĩnh vực hoạt động của HDBank trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ… để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.

Năm 2013, HDBank sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) vào HDBank và mua lại công ty TNHH Một thành viên Tài chính Việt – Societe (SGVF).

Đến cuối năm 2013 HDBank có gần 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An,Hà Tĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh…

2.1.1.3 Các giải thưởng tiêu biểu

- Huân chương lao động do Chủ tịch nước trao tặng - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- HDBank được NHNN nước xếp loại A - Cờ thi đua của NHNN Việt Nam - Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất - Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng

- Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (do Báo Điện tử Đảng Cộng Sản VN, Ban tuyên

Giáo TW trao tặng)

- Thương hiệu uy tín Đông Nam Á (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng) - Vì sự phát triển Văn hóa cộng đồng (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế trao tặng) - Top 50 DN nộp thuế lớn nhất V1000 (do Vietnam Report trao tặng)

- Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất (do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng)

- Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 - CSO ASEAN AWARDS (do IDG trao tặng)

- Giải vàng báo cáo thường niên Vision Awards 2012,2011 (do Hiệp hội các Chuyên gia

Truyền thông Mỹ -LACP trao tặng)

- Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (do Wells Fargo trao tặng) - Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng)

- Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (do Tạp chí Asiamoney và Euromoney trao

tặng)...

2.1.1.4 Lịch sử hình thành phòng giao dịch Nguyễn Thị Định:

Ngày 06/10/2013 Ngân hàng HDBank tổ chức lễ khai trương thêm phòng giao dịch thứ 105 - Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định.

Địa điểm hoạt động thuận lợi, được mọi người biết đến và gần gũi với nhiều khách hàng trong khu vực. Do đó tạo điều kiện cho Phòng giao dịch triển khai các sản phẩm dịch vụ của mình. Đặc biệt những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng

cao nên doanh số hoạt động và lợi nhuận không ngừng tăng lên từ thị trường đang được mở rộng ấy.

Địa chỉ: 519 Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái, quận 2, TP HCM Điện thoại: (08)54027812

Fax: 0854027811

2.1.2 Bộ máy tổ chức của HDBank

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức của HDBank

Toàn bộ hoạt động của Ngân hàng đều được thực hiện thống nhất theo các Quy trình, Quy chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng HDBank

2.1.2.2. Sơ đồ tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của HDBank - Chi nhánh Hàng Xanh – Phòng giao dịch Nguyễn Thị Định

(Nguồn: Bộ phận tín dụng HDBank – Chi nhánh Hàng Xanh - PGD Nguyễn Thị Định)

Phòng giao dịch được tổ chức giống như một Chi nhánh thu nhỏ với những bộ phận đảm nhận chức năng và nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau, đáp ứng được những nghiệp vụ phát sinh giữa khách hàng với Ngân hàng. Phòng giao dịch với phương châm là bạn đồng hành giải quyết mọi nhu cầu phát sinh liên quan đến tài chính của khách hàng luôn tạo mọi điều kiện cũng như linh hoạt giải quyết thủ tục một cách nhanh chóng. Tránh được việc khách hàng phải chờ đợi.

2.1.3. Cơ cấu cho vay tại ngân hàng

2.1.3.1. Các nguyên tắc cho vay

- Khách hàng vay vốn của HDBank phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Sử dụng vốn vay đúng mục đích được ghi rõ trong hợp đồng cho vay. Hoàn trả vốn vay và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với HDBank. - Đồng thời khách hàng vay vốn phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hàng xanh phòng giao dịch nguyễn thị định​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)