Về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 32)

Thị trường liên ngân hàng là nơi cách ngân hàng vay và cho vay lẫn nhau để đảm bảo tính thanh khoản cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, từ công thức của mô hình Monti-Klein cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản liên quan mật thiết với nhau. Hay mô hình các định chế trung gian tài chính của Diamond và Dybvig

(1983) hay Bryant (1980) cho thấy bảng cấu trúc tài sản và nợ phải trả có liên hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt liên quan đến nguồn tiền được rút ra (hay rủi ro thanh khoản) và sự vỡ nợ của các khoản vay (hay rủi ro tín dụng). Bên phần tài sản luôn cho thấy mức độ cho vay khách hàng, từ đó cũng là nơi phát sinh rủi ro tín dụng khi khách hàng không thực hiện đúng theo quy định vay, về phần nguồn vốn luôn thể hiện lượng tiền gửi của khách hàng tương ứng với rủi ro thanh khoản khi khách hàng đột ngột đến rút tiền.

Hoạt động chính của các ngân hàng huy động tiền gửi từ công chúng sau đó tiến hành cho vay dựa trên sự chênh lệch giá để tìm kiếm lợi nhuận, huy động tăng dẫn đến cho vay tăng, hay rủi ro tín dụng tăng làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng do làm giảm dòng tiền thu vào và tăng chi phí dự phòng. Từ đó, cho thấy có một mối quan hệ chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Sau đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cho mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Theo Dermine (1986) với bài nghiên mở rộng mô hình Monti-Klein cho thấy rủi ro thanh khoản được xem là một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận và các khoản vay vỡ nợ làm tăng rủi ro thanh khoản bởi vì dòng tiền thu vào giảm và chi phí dự phòng tăng. Do đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có mối quan hệ với nhau. Theo Holmstrom & Tirole (1998); Kashyap et al. (2002) nghiên cứu tại các định chế tài chính trung gian, ngân hàng là nơi tạo thanh khoản trong nền kinh tế và tạo nguồn vốn cung cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền gửi của khách hàng, hoặc từ các hoạt động ngoại bảng bởi các dòng tín dụng mở. Do đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Nghiên cứu của Samartin (2003) mở rộng dựa trên mô hình Diamond và Dybvig để trả lời câu hỏi “Làm thế nào để ngăn chặn sự sụp đổ của ngân hàng” cho thấy tài sản rủi ro của ngân hàng gây ra những cú sốc ngân hàng, hay các khoản vay với rủi ro cao làm tăng xác suất vỡ nợ của các ngân hàng, từ đó làm giảm dòng tiền thanh khoản cho khách hàng. Tóm lại, thanh khoản và rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều và cùng đóng góp vào sự bất ổn của ngân hàng.

Diamond và Rajan (2005) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Nghiên cứu làm rõ nếu có quá nhiều dự án kinh tế được tài trợ bằng vốn vay thì ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người gửi tiền do nguồn tiền được dùng chủ yếu cho vay, nguồn tiền dự trữ không đủ đáp ứng nhu cầu của người gửi. Mặt khác, thời hạn cho vay thường dài hơn thời hạn gửi tiền, những người gửi tiền này sẽ đòi lại tiền của họ nếu những tài sản này xấu đi về giá trị. Điều này hàm ý rằng rủi ro thanh khoản và tín dụng tăng đồng thời.

Theo Acharya & Viswanathan (2011), nếu ngân hàng sử dụng tất cả cho các khoản vay và giảm toàn bộ tính thanh khoản. Kết quả là rủi ro tín dụng cao hơn đi kèm với rủi ro thanh khoản cao hơn do nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Các công ty tài chính gia tăng mạnh các khoản nợ và sử dụng tài sản tài chính cho nhiều khoản nợ hơn trong hệ thống ngân hàng dẫn đến rủi ro cao hơn.

Nikomara, Taghavi và Diman (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và thanh khoản đối với các ngân hàng Iran trong giai đoạn 2005-2012. Họ kết luận rằng có mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa rủi ro tín dụng và thanh khoản, nghĩa là rủi ro tín dụng tăng làm tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Ejoh, Okpa và Inyang (2014) xem xét mối quan hệ và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và thanh khoản đối với xác suất vỡ nợ của các ngân hàng Nigeria. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Imbierowicz và Rauch (2014) kiểm định mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mỹ. Nghiên cứu bao gồm tất cả các ngân hàng thương mại tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1998-2010. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, nhưng không có mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa hai rủi ro này.

Louati, Abida và Boujelbene (2015) kiểm định và so sánh hành vi của các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng truyền thống liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn. Các tác giả sử dụng dữ liệu từ 12 quốc gia MENA và Đông Nam Á trong giai đoạn 2005- 2012. Họ cho thấy rằng có một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa tính thanh

khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng truyền thống, nghĩa là rủi ro tín dụng tăng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)