chính
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có tác động đến sự ổn định của các ngân hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều hay ngược chiều đối với sự ổn định của ngân hàng. Từ kết quả hồi quy và kiểm định trên cho thấy mô hình hồi quy GMM là mô hình tốt nhất được sử dụng để kiểm định tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Bài nghiên cứu áp dụng mô hình GMM theo các tiếp cận của Arellano và Bond (1991), Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998).
Bảng sau thể hiện kết quả của hồi quy 2 biến chính là rủi ro tín dụng, tính thanh khoản các biến chỉ số tài chính của ngân hàng đến sự ổn định của ngân hàng (được đại diện bởi biến Z-score). Đồng thời thể hiện kiểm định Sargan về tính hiệu lực của mô hình và kiểm định AR(2) về mối tương quan bậc 2. Kết quả cho thấy P- value của AR(2) lớn hơn 10%, do đó không bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là không có sự tương quan với phần dư và biến công cụ được sử dụng có giá trị tốt. Ngoài ra, P- value của kiểm định Sargan cũng lớn hơn 10% cho thấy mô hình có tính hiệu lực và mô hình được xác định là đúng.
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy và kiểm định tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định tài chính
Z-score Hệ số hồi quy P-value
Constant -12,46342 0,000*
Credit risk 0,3069573 0,046
Liquidity risk 4,559464 0,003*
Credit risk * Liquidity risk -1,934416 0,004*
ROA -0,2627118 0,125 Size 0,4988899 0,000* CAR -0,0197776 0,285 Loan growth 0,0017822 0,769 Income diversity -1,689147 0,223 Efficiency -0,8727182 0,069 Sargan test 5,97 0,980 AR(2) test -1,21 0,226
Chú thích: Dấu “*” thể hiện mức ý nghĩa 1%.