Xây dựng mô hình kiểm định

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 55)

Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là vấn đề đã được nhiều tác giả nghiên cứu và xây dựng các mô hình nghiên cứu ngày càng phức tạp để đo lường chính xác nhất các loại rủi ro này. Bên cạnh đó, các mô hình ước lượng về nguy cơ phá sản của các ngân hàng theo Z-score được thực hiện bởi các tác giả Roy (1952), Blair và

Heggestad (1978), Boyd và Graham (1988). Từ những nghiên cứu đó, Ameni Ghenimi, Hasna Chaibi, Mohamed Ali Brahim Omri (2017) đã thiết lập mô hình ước lượng sự tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng ở khu vực MENA trong giai đoạn 2006 – 2013. Do đó, bài nghiên cứu dựa trên nền tảng các mô hình nghiên cứu của các tác giả Ameni Ghenimi, Hasna Chaibi, Mohamed Ali Brahim Omri (2017) để kiểm định sự tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng ở Việt Nam.

Dựa vào bài nghiên cứu của các tác giả trên, bài nghiên cứu sử dụng 2 mô hình để kiểm định:

Thứ nhất, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy moment tổng quát (GMM) để kiểm định tác động của rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng: 𝐿𝑅𝑖,𝑡 = 𝐶 + 𝛽1𝐶𝑅𝑖,𝑡+ ∑ 𝛽𝑝𝐵𝑎𝑛𝑘𝑖,𝑡𝑝 𝑃 𝑝=1 + 𝜀𝑖,𝑡 Trong đó:

CR (credit risk) đại diện cho rủi ro tín dụng;

LR (liquidity risk) đại diện cho rủi ro thanh khoản; Bank đại diện cho các biến chỉ số của ngân hàng;

Thứ hai, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy moment tổng quát (GMM) để kiểm định tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Mô hình hồi quy như sau:

𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡+ 𝛽2𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡

+ 𝛽3𝑙𝑖𝑞𝑢𝑖𝑑𝑖𝑡𝑦 𝑟𝑖𝑠𝑘 ∗ 𝑐𝑟𝑒𝑑𝑖𝑡 𝑟𝑖𝑠𝑘𝑖𝑡+ 𝛽4𝑠𝑖𝑧𝑒𝑖𝑡+ 𝛽5𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡+ 𝛽6𝐶𝐴𝑅𝑖𝑡

+ 𝛽7𝑙𝑜𝑎𝑛 𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡+ 𝛽8𝑒𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦𝑖𝑡+ 𝛽9𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒 𝑑𝑖𝑣𝑒𝑟𝑠𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡

Z-score là biến phụ thuộc đại diện cho sự phá sản của các ngân hàng hay đo lường tính ổn định của ngân hàng. Z-score được tính toán dựa trên nghiên cứu của Roy (1952), Blair và Heggestad (1978), Boyd và Graham (1988).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 53 - 55)