Đầu tiên, bài nghiên cứu tiến hành xác định liệu có tồn tại hay không sự tác động của rủi ro tín dụng lên rủi ro thanh khoản để từ đó xác định tác động của rủi ro này lên tính ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Bảng sau thể hiện kết quả hồi quy bởi mô hình GMM. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định AR(2) và kiểm định Sargan theo nghiên cứu của Arellano và Bond (1991) để kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy và kiểm định tác động của rủi ro tín dụng lên rủi ro thanh khoản
Liquidity risk Hệ số hồi quy P-value
Constant -0,642425 0,332 Credit risk 0,0337057 0,000* Size 0,0214526 0,264 ROE -0,0110419 0,000* ROA 0,1773775 0,000* NIM 0,0063289 0,572 CAR 0,0008699 0,876 Sargan test 2,35 0,993 AR(2) test -0,06 0,954
Chú thích: Dấu “*” thể hiện mức ý nghĩa 1%.
Trong đó AR(2) là kiểm định tương quan chuỗi 2 bậc với giả thuyết: H0: không tồn tại mối tương quan chuỗi 2 bậc. Nếu P-value lớn hơn 10% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ nghĩa là tồn tại mối tương quan chuỗi 2 bậc hay có mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Kiểm định Sargan dùng để kiểm định tính hiệu lực (Over-identification) của mô hình với giả thuyết H0 mô hình không có tính hiệu lực, nếu P-value lớn hơn 10% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ nghĩa là mô hình có tính hiệu lực hay có tính vững tốt.
Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều lên rủi ro thanh khoản với kiểm định AR(2) và kiểm định Sargan đều có P-value lớn hơn 10% nên mô hình có tính hiệu lực và có tính tương quan chuỗi bậc 2 giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Điều này chứng minh rằng khi rủi ro tín dụng tăng làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng vì khi đó các khoản nợ không có khả năng thu hồi, đồng thời ngân hàng cần trích lập dự phòng, do đó dòng tiền dùng cho thanh khoản giảm một cách đáng kể. Đó là lý do vì sao các ngân hàng thận trọng trong việc cấp tín dụng để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản ổn định cho ngân hàng. Bảng 4.3 cho thấy mối quan hệ trái chiều giữa khả năng sinh lợi và rủi ro thanh khoản. Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm định mối liên hệ này, Ibrahim, S. S. (2017) chỉ ra rằng 2 vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý của ngân hàng là tính thanh khoản và khả năng sinh lời. Eevarajasingam, N. (2014) đã chứng mình rằng tỷ suất sinh lợi, rủi ro và sự hài lòng của khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định về thanh khoản và khả năng sinh lợi. Tất cả các ngân hàng thương mại đều cố gắng thu hút thêm nhiều khách hàng mới để tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn từ đó tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng. Nghiên cứu của Kaur and Skilky (2013) đã cho thấy hiệu quả hoạt động của NH được thể hiện bằng các tỷ suất sinh lợi kết hợp với phân tích về tính khoản. Tính thanh khoản không chỉ quan trọng đối với các định chế tài chính, mà đó còn là cơ sở để ra các quyết định quan trọng. Tác giả Don (2009) đã khẳng định rằng, sự tồn tại của một công ty nên chú trọng vào tính thanh khoản hơn là khả năng sinh lợi. Tương tự, tác giả Arena (2008) quan sát và thấy rằng một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự phá sản của NH chính là vấn đề về thanh khoản. Các ngân hàng có xu hướng thích dự trữ ít tiền để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Theo Shafana (2015), vị thế thanh khoản của công ty sẽ mạnh hơn khi họ giữ một tỷ trọng lớn tài sản ngắn hạn nhưng lợi nhuận sẽ bị giảm xuống. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính chưa thể xác định mức dự trữ thanh khoản hợp lý. Theo Kaur và Skilky (2013), bản chất đặc thù của công ty sẽ quyết định yêu cầu
về thanh khoản. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy mối liên hệ giữa rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lợi, tuy nhiên có một lưu ý rất quan trọng cho bất kỳ ngân hàng nào là cần thiết phải giữ cân bằng giữa thanh khoản và khả năng sinh lời ở vị trí an toàn khi họ quyết định đầu tư vào các tài sản ngắn hạn.Nghiên cứu của Bordeleau, É., & Graham, C. (2010) cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng ở Canada được cải thiện khi nắm giữ một lượng tài sản thanh khoản cần thiết, nếu nắm giữ quá nhiều, khả năng sinh lợi của ngân hàng sẽ bị suy giảm.