VỀ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình pdf (Trang 57 - 60)

d/ Các hoạt động dịch vụ và công tác khác

2.2.2.2.VỀ NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG

Ta có thể thấy sự tăng trưởng dư nợ CVTD của chi nhánh trong những năm gần đây là khá cao, nhưng nó vẫn chưa nói lên hết chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng này. Một trong những chỉ tiêu phản ánh được điều này là nợ quá hạn. Vì không gì riêng trong hoạt động CVTD mà ngay cả trong các hoạt động cho vay khác thì việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ luôn là vấn đề nóng hổi. Trong thời gian qua thì NHCT Ba Đình đã tiến hành nhiều biện pháp giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và tăng cường thu hồi các khoản nợ khó đòi và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, điều này được thể hiện ở bảng số liệu sau:

TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CHO VAY TIÊU DÙNG

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ cho vay 1.717.000 1.894.000 2.816.000 Dư nợ cho vay tiêu dùng 19.021 23.983 27.700

Tỷ lệ dư nợ CVTD/ dư nợ cho vay(%) 1,1 1,27 0,98

Nợ quá hạn từ hoạt động cho vay 6.139 5.904 19.600 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 751 273 0 + Ngắn hạn 484 202 0 + Trung, dài hạn 267 71 0

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (%) 3,95 1,14 0

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD/quá hạn CV(%) 12,2 4,62 0

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD qua 3 năm đã có chiều hướng giảm dần. Từ 3,95% năm 2003 xuống còn 1,14% vào năm 2004 và 0% vào năm 2005. Có được điều này là do ngoài những nỗ lực của ngân hàng thì còn phải kể đến quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN trong việc thực hiện phân loại nợ. Từ năm 2005 thì việc phân loại nợ được chia thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợi dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả

năng mất vốn. Do đó ta có thể hiểu nợ quá hạn bây giờ là từ nhóm 2 đến nhóm 4 trừ mỗi nhóm 1. Trong đó nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

+ Là khoản nợ mà trong trường hợp khác hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn theo thời gian đã cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1. Do có thêm điều này mà một số khoản nợ quá hạn nhưng đã trả dần đầy đủ và được đánh giá vào nhóm nợ đạt tiêu chuẩn chứ không phải là nợ quá hạn, nó cũng giải thích phần nào năm 2005 hoạt động cho vay tiêu dùng không có nợ quá hạn.

Ngoài ra ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn CVTD so với nợ quá hạn từ hoạt động cho vay chiếm tới 12,2% trong khi đó dư nợ CVTD chỉ chiếm 1,1% tổng dư nợ điều này nói lên rằng chất lượng chất lượng cho vay tiêu dùng năm 2003 là thấp. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, thu hồi xử lý nợ đọng và nợ khó đòi thì đến năm 2004 nợ quá hạn CVTD chiếm 4,62% tổng nợ quá hạn trong khi dư nợ CVTD chiếm1,27% tổng dư nợ tức là chất lượng các khoản vay đã được nâng cao hơn. Nhưng đến năm 2005 thì không còn nợ quá hạn nữa mà chỉ có các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, điều này chứng tỏ rằng chất lượng các khoản cho vay tiêu dùng đã được cải thiện đến mức không ngờ.

Qua bảng số liệu thì nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn không nhiều, mà chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn, một phần lý do là tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tông dư nợ CVTD. Thật vậy ta có thể thấy tổng doanh số, dư nợ cuối kỳ của hoạt động cho vay tiêu dùng không ngừng tăng trưởng một cách nhanh chóng và ổn định, thêm vào đó là tỷ lệ nợ quá hạn giảm đến mức thấp

nhất nó nói lên chất lượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh là rất cao, hiệu quả đem lại từ hoạt động này là rất lớn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình pdf (Trang 57 - 60)