QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình pdf (Trang 26 - 28)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959 lúc thành lập được gọi : Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội và đặt tại phố Đội Cấn – Hà Nội .

Khi mới thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình được giao nhiệm vụ : Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng. Lúc này hoạt động mang tính cung ứng cấp phát theo chỉ tiêu- kế hoạch được giao của nhà nước với mục tiêu hoạt động mang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lí một cấp theo Nghị định 163/CP được Hội đồng chính phủ ban hành ngày 16/6/1977. Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 07 năm 1988 thì kết thúc.

Ngày 01/07/1988, theo nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay đổi thành chính phủ) ngành ngân hàng chuyển từ cơ chế quản lí hành chính, kế hạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lí ngân hàng hai cấp ( bao gồm : Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại ). Các ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận và an toàn. Nghị định 53/ HĐBT đã góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới đem lại hình thức mới trong lĩnh vực huy động và chu chuyển vốn. Trong bối cảnh chuyển đổi đó, ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp – phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh.

Từ năm 1988 đến năm 1993 chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lí NHCT ba cấp : trung ương – thành phố – quận dẫn đến việc quản lí cồng kềnh, chồng chéo. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội, các phương thức và nghiệp vụ kinh doanh chưa được triển khai có hiệu quả, cùng những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng nên hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đi đến kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô. Trước những khó khăn vướng mắc từ mo hình tổ chức quản lí, cũng như từ cơ chế; bắt đầu từ

01/04/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hai cấp. Trong mô hình này cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội bị xoá bỏ, chỉ còn hai cấp : Cấp trung ương – Cấp quận. Cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình đã có sức bật mới; hoạt động theo mô hình một ngânhàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trong công tác xây dựng, ổn định mô hình tổ chức, chi nhánh luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, luôn bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực quản lí điều hànhvà coi đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cụ thể: chi nhánh đã tự sưu tầm tài liệu, tự tổ chức các lớp học tại chỗ hoặc ngoài giừ làm việc,người biết kèm người chưa biết, người có kinh nghiệm truyền đạt cho người mới vào nghề. Công tác đào tạo nghiên cứu, học tập của mỗi cán bộ viên chức chi nhánh đã thực sự có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trênvị trí công tác được phân công, làm nòng cốt xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh trong những năm sau này.

Sau năm 1993, hoạt độngkinh doanh tại chi nhánh đã có những thuận lợi nhất định. Sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa chi nhánh với các NHCT cùng hệ thống nhằm khai thác ưu thế từng đơn vị với mục tiêu cùng xây dựng và phát triển thị trường. Về mô hình tổ chức số cán bộ viên chức đã được tăng thêm cả về chất lượng và số lượng.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w