ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình pdf (Trang 53 - 55)

d/ Các hoạt động dịch vụ và công tác khác

2.2.1.ĐỐI TƯỢNG VÀ QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG

* Đối tượng cho vay tiêu dùng: của ngân hàng là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự. Tức là các cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khoẻ, độ minh mẫn. Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đang trong thời gian chấp hành án hoặc mắc bệnh tâm thần. Trong đó, thông thường các khoản cho vay đối với cá nhân đều phải có tài sản đảm bảo mà giá trị của các tài sản này phải tương ứng với giá trị món vay. Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đối với một số đối tượng không có đảm bảo bằng tài sản, thì các cá nhân phải là:

- Cán bộ công chức viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khác thường xuyên của Nhà nước.

- Các cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài 5 năm trở lên.

* Qui trình cho vay:

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn + Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

+ Đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ - Thẩm định các điều kiện vay vốn

+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

+ Điều tra, thu nhập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn

+ Kiểm tra xác minh thông tin

+ Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

+ Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt + Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư

+ Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay - Xác định phương thức cho vay

- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

- Lập tờ trình thẩm định cho vay - Tái thẩm định khoản vay

- Trình duyệt khoản vay

+ Trường hợp không phải qua hội đồng tín dụng cơ sở + Trường hợp phải thông qua hợp đồng cơ sở

- Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm.

+ Soạn thảo nội dung hợp đồng, sổ vay vốn

+ Ký kết hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay

+ Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay + Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay

+ Công chức và đăng ký giao dịch bảo đảm - Giải ngân

- Kiểm tra, kiểm soát khoản vay

- Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay - Giải chấp tài sản bảo đảm

- Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảm đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình pdf (Trang 53 - 55)