Các chính sách khác

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng tới chính sách cổ tức của các doanh nghiệp chứng khoán Tp.HCM (Trang 32)

Ngoài hai chính sách chi trả cổ tức thông dụng, được nhiều công ty trong thực tế sử dụng còn có một số chính sách chi trả cổ tức khác như:

- Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi: doanh nghiệp chấp nhận một

chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi sẽ có thể gặp rủi ro nếu có sự biến động trong lợi nhuận giữa các năm. Vì khi đó cổ tức sẽ dao động theo mức biến động của lợi nhuận và gây ảnh hưởng tâm lý xấu đến cổ đông và nhà đầu tư làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá của chứng khoán.

- Chính sách trả cổ tức nhỏ từng đợt cộng với cổ tức thưởng thêm cuối năm;

chính sách này thích hợp cho doanh nghiệp có lợi nhuận biến động và nhu cầu tiền mặt biến động. Khi có lợi nhuận thấp doanh nghiệp chi trả theo mức cổ tức đều đặn và thấp. Khi có lợi nhuận cao và không có nhu cầu sử dụng tiền mặt cuối năm, doanh nghiệp sẽ trả thêm phần cổ tức thưởng. Chính sách này tạo khả năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận mà vẫn thoả mãn nhu cầu của nhà đầu tư.

Ở Việt Nam, hình thức này được rất nhiều công ty áp dụng, họ thường chia cổ tức làm thành 2 đợt:

- Đợt 1 (thường là vào tháng 3,4): đây là thời điểm sau khi kết thúc năm tài

chính, các công ty có kết quả của kiểm toán và công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả năm vừa rồi và thông báo phân chia lợi nhuận, cổ tức (sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua).

- Đợt 2 (thường là vào tháng 7,8): các công ty sau khi có kết quả nửa năm (2

quý đầu năm) thường tạm ứng cổ tức cho các cổ đông dựa vào chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực tế đạt được trong nửa năm.

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng tới chính sách cổ tức của các doanh nghiệp chứng khoán Tp.HCM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)