Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng tới chính sách cổ tức của các doanh nghiệp chứng khoán Tp.HCM (Trang 64 - 66)

Theo lý thuyết có rất nhiều phương pháp nhằm xác định và đánh giá mức độ đa cộng tuyến như: hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao, hồi quy phụ, căn cứ vào hệ số phóng đại phương sai VIF. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn hệ số phương pháp phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VIF

Biến độc lập (VIF) DPS 1,020 AGE 1,010 SIZE 1,030 EPS 1,010 FLEVER 1,050 PER 1,010 CR 1,010 BANKN 1,010 Mean VIF 1,020

Nguồn: Kết quả được truy xuất từ phần mềm STATA với số liệu từ Báo cáo tài chính từ năm 2015-2019 của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (Phụ lục 6)

Kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF được trình bảy ở bảng 4.6 cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập của cả mô hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 10. Như vậy, có cơ sở để kết luận rằng hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu.

Để kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi hay không, tác giả

sử dụng kiểm định Wooldridge test, với mức ý nghĩa α = 0,05 và xét cặp giả thuyết

sau:

H0: Không có hiện tượng tương quan chuỗi (P-value > 0,05)

H1: Có hiện tượng tương quan chuỗi

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi

P-value 0,000

Nguồn: Kết quả được truy xuất từ phần mềm STATA với số liệu từ Báo cáo tài chính từ năm 2015-2019 của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (Phụ lục 7)

Kết quả kiểm định Woolrigde có P-value < 0,05 (mức ý nghĩa 5%) của mô

hình nghiên cứu nên chấp nhận giả thuyết H0. Vì vậy, có cơ sở để kết luận rằng mô

hình nghiên cứu có bị hiện tượng tự tương quan chuỗi.

4.3.2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định các mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không, tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp kiểm định Wald, với mức ý nghĩa α = 0,05, xét cặp giả thuyết sau:

H0: có phương sai không đổi (P-value > 0,05)

Kết quả kiểm định Wald đều có P-value = 0,000 < 0,05 (mức ý nghĩa 5%) mô

hình nghiên cứu, nên giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy, cả

mô hình nghiên cứu có khả năng xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

P-value 0,000

Nguồn: Kết quả được truy xuất từ phần mềm STATA với số liệu từ Báo cáo tài chính từ năm 2015-2019 của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (Phụ lục 8)

Một phần của tài liệu Tác động của quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng tới chính sách cổ tức của các doanh nghiệp chứng khoán Tp.HCM (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)