Lý thuyết TPB ra đời nh m mục đích dự đoán và giải thích về hành vi người tiêu dùng giống như TRA song lại có những bổ sung quan trọng phải kể đến chính là đưa khái niệm “kiểm soát hành vi cảm nhận” vào khai thác một cách nghiêm túc hơn.
Sơ đồ 2.2. Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch TPB
(Nguồn: Ajzen, 1991)
Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được hình thành b ng cách kết hợp giữa nhận thức về sự hiện diện giữa các yếu tố có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện hành vi đ với sức mạnh riêng biệt của từng yếu tố. Trên thực tế, kiểm soát hành vi đề cập đến mức độ mà một con người với đầy đủ k năng nguồn lực và các kiều kiện cần thiết khác có thể thực hiện một hành vi nhất định. Vì vậy, rất kh để đánh giá một cách chính xác nhất việc một cá nhân đang kiểm soát hành vi của mình ở mức độ nào. Trong TPB, một bảng hỏi được thiết kế đặc biệt sẽ được sử dụng để đo lường các biến ảnh hưởng đến việc kiểm soát hành vi. Nếu như hành vi thực tế được tác động trực tiếp bởi xu hướng hành vi thì n cũng sẽ bị hạn chế bởi yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen, 1991).
Kể từ khi được công bố, lý thuyết TBP đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi tính cụ thể và đơn giản của nó. Mô hình luôn mang tính linh hoạt bởi lẽ việc bổ sung thêm biến phục vụ cho những lĩnh vực nghiên cứu là hoàn toàn khả thi (Ajzen,2005).
Nhìn chung, dù có nhiều điểm tiến bộ hơn TRA mô hình TPB vẫn tồn tại không ít hạn chế vì dựa trên giả định r ng con người luôn đưa ra quyết định dựa trên hệ thống thông tin có sẵn nên yếu tố vô thức một lần nữa bị bỏ qua (Hale,2003). Thực tế chỉ có 40% sự biến động của hành vi được giải thích b ng việc sử dụng mô hình TPB để phân tích (Werner, 2004), thêm vào đ khoảng thời gian quá dài giữa xu hướng ra quyết định và quyết định chính thức làm cho tính chính
xác của dự đoán bị giảm đi đáng kể bởi vì không phải ai cũng sẽ hành động theo những dự đoán ban đầu.