Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng bao bì xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 51)

Tất cả các biến quan sát trong bài nghiên cứu này sẽ được đo lường bằng thang đo Likert 5 bậc theo mức độ tăng dần từ bậc 1 là hoàn toàn không đồng ý đến bậc 5 là hoàn toàn đồng ý:

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý

3: Bình thường 4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

Trong phần nghiên cứu định tính, tác giả đã xem xét các mô hình và thang đo trong những bài nghiên cứu có liên quan được thực hiện trước đó. Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm cùng với những người tiêu dùng đã và đang có hoạt động tiêu dùng bao bì xanh để từ đó tiếp thu ý kiến và cân nhắc đưa ra những chỉnh sửa thang đo cho phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam nói chung và người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Bảng 3.1. Thang đo của yếu tố thái độ đối với tiêu dùng bao bì xanh

NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ

Thái độ đối với tiêu dùng bao bì

xanh

TD1

Tôi tin rằng việc dùng bao bì xanh sẽ giúp giảm ô nhiễm, cải thiện môi

trường Valle và

cộng sự (2005) TD2 Tôi cho rằng sử dụng bao bì xanh là

một ý tưởng hay

TD3 Bản thân tôi cảm thấy tốt khi sử dụng các sản phẩm bao bì xanh

TD4 Tôi có thái độ ủng hộ đối với việc tiêu

dùng bao bì xanh Chan (2001)

Trong thang đo của yếu tố này, ban đầu tác giả có tất cả 5 biến quan sát. Tuy nhiên, sau khi thực hiện phỏng vấn nhóm thì tác giả đã quyết định loại bỏ bớt một biến quan sát là “Tôi tin rằng việc sử dụng các sản phẩm bao bì xanh sẽ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” vì nhiều người tham gia phỏng vấn cho rằng phát biểu này có sự tương tự về mặt ý nghĩa với phát biểu trước đó (Phụ lục 2).

Bảng 3.2. Thang đo của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi

NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ

Nhận thức kiểm soát

hành vi

NT1 Khi thực hiện các hành vi tiêu dùng bao bì xanh, tôi cảm thấy rất dễ dàng

Hồ Huy Tựu và cộng sự

(2018) NT2

Khi thực hiện các hành vi tiêu dùng bao bì xanh, tôi có đủ nguồn lực (tiền bạc, thời gian, kiến thức) để thực hiện

NT3

Khi thực hiện các hành vi tiêu dùng bao bì xanh, tôi cảm thấy không bị bất cứ rào cản nào

NT4

Khi thực hiện các hành vi tiêu dùng bao bì xanh, tôi cảm thấy hoàn toàn thuộc phạm vi kiểm soát của bản thân

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Sau khi thực hiện phỏng vấn nhóm thì bốn biến quan sát của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi đều được các đáp viên đồng tình. Vậy nên tác giả quyết định giữ nguyên các biến này như xây dựng ban đầu của tác giả.

Bảng 3.3. Thang đo của yếu tố chuẩn chủ quan

NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ

Chuẩn chủ quan

CCQ1

Quyết định mua sắm của tôi chịu ảnh hưởng của những người trong gia đình

Hoàng Trọng Hùng

và các cộng sự (2018) CCQ2 Hầu hết những người thân của tôi đều

nghĩ rằng tôi nên sử dụng bao bì xanh CCQ3

Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, TV, Internet…) hiện nay đưa nhiều thông tin về sản phẩm bao bì xanh

CCQ4

Chính phủ hiện nay khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm bao bì xanh

CCQ5 Nhiều người xung quanh tôi đều sử dụng sản phẩm bao bì xanh

Tác giả tự phát triển

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Sau khi thực hiện thảo luận và phỏng vấn nhóm, tác giả đã thực hiện điều chỉnh thay thế 2 biến quan sát trước đó bằng 1 biến quan sát khác vì theo những người tham gia phỏng vấn cho rằng hai phát biểu đó có tính tương tự nên tác giả đã gộp lại thành một phát biểu mang tính bao quát hơn. Đồng thời bổ sung thêm một phát biểu theo ý kiến đóng góp của những người tham gia phỏng vấn (Phụ lục 2).

Bảng 3.4. Thang đo của yếu tố mối quan tâm về môi trường

NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ

Mối quan tâm về môi

trường

QT1 Thế giới đang phải đối mặt với những khủng hoảng về môi trường

Zhao và cộng sự (2014) QT2 Sự phát triển hiện đại đang phá hoại

môi trường

QT3 Tôi rất lo ngại về các vấn đề môi trường

QT4 Ô nhiễm môi trường có thể được cải thiện khi chúng ta hành động

Trong thang đo của yếu tố này, ban đầu tác giả có tất cả 5 biến quan sát. Tuy nhiên, sau khi thực hiện phỏng vấn nhóm thì tác giả đã quyết định loại bỏ bớt một biến quan sát là “Sự nóng lên của trái đất hay biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người gây ra” vì những người tham gia phỏng vấn cho rằng phát biểu này có ý nghĩa gần giống với phát biểu trước đó (Phụ lục 2).

Bảng 3.5. Thang đo của yếu tố thuộc tính sản phẩm bao bì xanh

NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ

Thuộc tính sản phẩm bao bì xanh

TT1 Sản phẩm bao bì xanh có hình thức phù hợp với thẩm mỹ của tôi

Nhu Ty Nguyen và

cộng sự (2020) TT2 Sản phẩm bao bì xanh có chất lượng

tốt

TT3 Sản phẩm bao bì xanh có chức năng đáp ứng được nhu cầu của tôi

TT4 Sản phẩm bao bì xanh có giá cả hợp lý

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Sau khi thực hiện phỏng vấn nhóm thì bốn biến quan sát của yếu tố thuộc tính sản phẩm bao bì xanh đều được các đáp viên đồng tình. Vậy nên tác giả quyết định giữ nguyên các biến này như xây dựng ban đầu của tác giả.

Bảng 3.6. Thang đo của ý định tiêu dùng bao bì xanh

NHÂN TỐ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT TÁC GIẢ

Ý định tiêu dùng bao bì

xanh

YD1 Tôi muốn sử dụng các sản phẩm bao bì xanh

Paul và cộng sự (2016) YD2 Tôi sẽ chủ động tìm mua các sản

phẩm bao bì xanh

YD3

Tôi sẽ khuyến nghị người thân và bạn bè tiêu dùng các sản phẩm bao bì xanh

YD4 Tôi sẽ mua sản phẩm bao bì xanh khi tôi thấy nó

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Sau khi thực hiện phỏng vấn nhóm thì bốn biến quan sát của yếu tố ý định tiêu dùng bao bì xanh đều được các đáp viên đồng tình. Vậy nên tác giả quyết định giữ

nguyên các biến này như xây dựng ban đầu của tác giả.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng bao bì xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)