Nguyên tắc gia cƣờng kết cấu giàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế gia cường kết cấu giàn thép (Trang 45 - 46)

Khi gia cƣờng giàn thép nhằm làm tăng khả năng chịu lực của toàn bộ kết cấu giàn hoặc từng bộ phận riêng lẻ của kết cấu giàn đó (chẳng hạn là thanh, nút hoặc chi tiết liên kết). Đây là công việc phức tạp, nhiều yếu tố cần phải xem xét, phƣơng pháp

gia cƣờng nên chọn từ các tiêu chí khác nhau nhƣ: thi công thuận lợi, không ảnh hƣởng đến sản xuất, chi phí hợp lý, hiệu quả sử dụng tốt. Nguyên tắc thông thƣờng cần đảm bảo đó là [1, tr 42]:

- Cố gắng khi gia cƣờng kết cấu không dừng sản xuất hoặc ít dừng sản xuất, bởi tổn thất do tạm dừng sản xuất trong một số trƣờng hợp có thể gấp nhiều lần chi phí cho việc gia cƣờng; có thể gia cƣờng không dừng sản xuất quyết định ở trạng thái ứng suất và biến dạng của kết cấu, thông thƣờng ứng suất bên trong cấu kiện nhỏ hơn 80% cƣờng độ thiết kế của vật liệu thép. Nếu cấu kiện hƣ hỏng ít với số lƣợng không nhiều hoặc biến dạng không lớn sẽ không nguy hiểm đến khả năng chịu lực của kết cấu, có thể dùng phƣơng pháp gia cƣờng trong trƣờng hợp kết cấu chịu tải trọng mà không cần dừng sản xuất;

- Phƣơng pháp gia cƣờng kết cấu cần thuận lợi cho chế tạo, thi công chi tiết liên kết và thuận lợi cho việc kiểm tra chất lƣợng;

- Chế tạo, lắp đặt chi tiết gia cƣờng kết cấu cố gắng tiến hành ở ngoài phạm vi dây chuyền sản xuất;

- Gia cƣờng các chi tiết liên kết nên sử dụng bu lông cƣờng độ cao hoặc hàn nối. Khi gia cƣờng dùng bu lông cƣờng độ cao, phải tính toán kiểm tra khả năng chịu tải của cấu kiện sau khi khoan lỗ làm giảm diện tích tiết diện của mặt cắt thanh; khi dùng đƣờng hàn để gia cƣờng, ứng suất thực tế sinh ra tốt nhất dƣới 60% cƣờng độ thiết kế của vật liệu thép và giới hạn không đƣợc vƣợt quá 80%, nếu không đảm bảo yêu cầu này thì cần dùng các biện pháp tƣơng ứng mới đƣợc hàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế gia cường kết cấu giàn thép (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)