Sơ đồ tính và tải trọng tác dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế gia cường kết cấu giàn thép (Trang 59 - 60)

CHƢƠNG 2 GIA CƢỜNG KẾT CẤU GIÀN THÉP

2.4. Tính toán kiểm tra kết cấu giàn hiện có

2.4.1. Sơ đồ tính và tải trọng tác dụng

a) Sơ đồ tính:

Sơ đồ tính đối với kết cấu giàn trƣớc khi gia cƣờng, dựa vào hiện trạng làm việc thực tế của kết cấu giàn ta xác định đƣợc sơ đồ tính của kết cấu giàn hiện có, chúng có thể: tựa khớp lý tƣởng hoặc cứng tuyệt đối với cột; kết cấu liên tục hoặc đơn giản tùy thuộc vào cấu tạo chi tiết liên kết với kết cấu đỡ.

Sơ đồ tính đối với kết cấu giàn sau khi gia cƣờng, trƣờng hợp lựa chọn giải pháp gia cƣờng bằng thay đổi sơ đồ cấu tạo thì cần lựa chọn sơ đồ tính cho phù hợp sự làm việc thực tế của kết cấu giàn. Còn việc lựa chọn giải pháp gia cƣờng bằng tăng tiết diện thanh, chi tiết liên kết hoặc gia cƣờng cong vênh của cấu kiện thì sơ đồ tính của giàn sau khi gia cƣờng lấy nhƣ trƣớc khi gia cƣờng.

Thông thƣờng, kết cấu giàn trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có nhiệm vụ đỡ mái và cùng làm việc với kết cấu khung chịu lực, sơ đồ tính của giàn cần thiết thể hiện trong sơ đồ tính của khung.

b) Tải trọng tác dụng:

Tải trọng tác dụng lên kết cấu giàn bao gồm: Tải trọng thƣờng xuyên, tải trọng tạm thời và tải trọng đặc biệt khác.

- Tải trọng thƣờng xuyên gồm có: trọng lƣợng các kết cấu trên mái (tấm lợp/panel bê tông, chống thấm cách nhiệt, xà gồ mái, giằng mái, cửa mái v.v…). Ngoài ra, còn có các đƣờng ống kỹ thuật, thiết bị treo ở trần (nếu có).

- Tải trọng tạm thời gồm có: trọng lƣợng ngƣời và thiết bị, tải trọng gió, tải trọng sửa chữa, cầu trục (nếu có) v.v...

Tải trọng tác dụng lên kết cấu khung chịu lực nói chung và kết cấu giàn nói riêng đƣợc xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995 “Tải trọng và Tác động – Tiêu chuẩn thiết kế” [10] và trọng lƣợng một số thiết bị và vật liệu đƣợc lấy theo Cataloge của nhà sản xuất [12].

Ngoài các tải trọng đã nêu, việc gia cƣờng kết cấu do yếu tố thay đổi công suất thiết kế gây tăng tải trọng lên kết cấu thì phải tính toán với giá trị tải trọng tăng thêm hoặc sử dụng giải pháp thay đổi sơ đồ cấu tạo bằng thanh căng thì cũng cần tính đến lực căng trƣớc trong dây, cũng có khi giải pháp gia cƣờng phải bổ sung hệ giằng hoặc tăng diện tích tiết diện thanh và chi tiết liên kết thì cũng tạo ra tải trọng phụ (nhƣng giá trị không lớn so với trọng lƣợng chung của kết cấu) v.v...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế gia cường kết cấu giàn thép (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)