Lựa chọn kiểu gia cƣờng cho thanh giàn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế gia cường kết cấu giàn thép (Trang 52 - 53)

(1-1 và 2-2 – cho thanh chịu nén; 3-3, 4-4 và 5-5 – cho thanh chịu kéo)

Đồng thời với việc gia cƣờng tăng mặt cắt tiết diện thanh của giàn, thƣờng có vấn đề đi kèm việc gia cƣờng liên kết ở nút giàn, vấn đề này trình bày ở mục 2.3.3. 2.3.3. Gia cƣờng chi tiết nút liên kết

Việc gia cƣờng mặt cắt cấu kiện thanh hoặc thay thế cục bộ cấu kiện đều cần đến liên kết phù hợp, các thanh gia đƣợc cƣờng cần thông qua việc gia cƣờng nút liên kết mới có thể tham gia chịu lực cùng với kết cấu cũ đƣợc, việc gia cƣờng nút liên kết trong công tác gia cƣờng kết cấu giàn thép chiếm vị trí quan trọng [1, tr 65].

Cũng nhƣ trong chế tạo kết cấu thép, liên kết cần gia cƣờng có loại đinh tán, bu lông và hàn, việc chọn kiểu liên kết để gia cƣờng cũng cần đáp ứng yêu cầu: vừa không giảm khả năng chịu lực của liên kết cũ, lại có thể cùng tham gia chịu lực; sử dụng loại liên kết phổ biến là hàn và bu lông cƣờng độ cao. Nhƣ đã biết, độ cứng của liên kết đinh tán nhỏ nhất (trừ liên kết bu lông thô, thƣờng), độ cứng của liên kết hàn lớn và tính toán khối cao, liên kết bu lông cƣờng độ cao ở vào giữa hai loại liên kết trên. Do việc thi công đinh tán phức tạp nên dần bị loại bỏ, liên kết hàn thuận lợi nhất nhƣng yêu cầu của hàn đối với tính năng của vật liệu thép cao nhất. Trƣờng hợp tài liệu kết cấu cũ không đầy đủ, tính chất vật liệu không rõ ràng, việc dùng đƣờng hàn để gia cƣờng cần phải có thông số của vật liệu thép cũ đáp ứng tính năng hàn.

Nút liên kết đinh tán không nên dùng giải pháp gia cƣờng bằng đƣờng hàn, bởi quá trình nhiệt của hàn sẽ làm lỏng các đinh tán gần đó, tính năng làm việc của các đinh tán kém đi. Vì độ cứng của liên kết hàn lớn hơn độ cứng của đinh tán nên giữa chúng chịu lực không hài hòa mà thông thƣờng tính hàn đƣợc của vật liệu đinh tán tƣơng đối kém, dễ sinh ra các vết nứt nhỏ.

Sử dụng đinh tán vẫn có thể dùng để gia cƣờng liên kết đinh tán hoặc thay thế đinh tán, nhƣng khi thi công sẽ phức tạp dẫn đến kết quả làm tính năng chịu lực tốt của đinh tán lại bị kém đi bởi mức độ ép chặt của đinh tán mới lớn hơn nhiều so với đinh tán cũ và làm ảnh hƣởng đến đinh tán tốt ở bên cạnh, cũng có thể thực hiện việc gia cƣờng liên kết bằng cách thay thế hết số đinh tán hiện có.

Giải pháp tốt nhất để gia cƣờng liên kết đinh tán là dùng bu lông cƣờng độ cao, nó không chỉ làm đơn giản công việc gia cƣờng mà tính năng của bu lông cƣờng độ cao tin cậy nhiều hơn so với đinh tán, cũng có thể nâng cao độ cứng và độ chịu mỏi của liên kết [1, tr 65]. a) 2 3 b) 2 1 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế gia cường kết cấu giàn thép (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)