Nấm Linh chi đen của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ nấm linh chi đen amauroderma subresinosum (Trang 25 - 29)

Nguồn: Sản phẩm nấm Linh chi đen Hàn Quốc – Công ty ONPLAZA Việt Nam

- Hàn Quốc được biết đến là một trong những nước đang có một thị phần về nấm Linh chi cổ này vì nó có tác dụng giúp chống khối u rất cao.

- Nấm Linh chi Ấn Độ được nuôi trồng từ những năm 1929 và chỉ mới dừng lại ở phát triển với quy mô nhỏ vì trong quan niệm của người dân vẫn cho rằng nấm Linh chi chỉ là loại nấm phá gỗ mạnh.

- Với việc sưu tầm và nuôi trồng tới hơn 10 loài nấm Linh chi khác nhau nên Đài Loan đang có một lượng doanh thu lớn khoảng 350 triệu đô hàng năm.

Ngoài việc phát triển sản lượng nấm Linh chi trên thế giới ở các quốc gia nói trên thì việc tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trồng và giá thể nuôi trồng được quan tâm nhiều ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới.

- Mỹ đã nâng tầm quan trọng của nấm Linh chi bằng việc thành lập riêng một Viện nghiên cứu tại trung tâm thành phố NewYork và tiến hành bắt đầu nuôi trồng với quy mô công nghiệp [19].

Nấm Linh chi đã được phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thế giới nhất là các nước có trữ lượng nấm Linh chi lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc,… ngoài sản phẩm thương mại là quả thể việc tạo ra các sản phẩm thuận tiện cho nhu cầu sử dụng cũng ngày càng được quan tâm ở các quốc gia này.

- Sản phẩm Cao linh chi

- Sản phẩm viên nang, viên nén từ Linh chi - Sản phẩm trà hòa tan, trà túi lọc từ Linh chi - Đồ uống có nguồn gốc từ Linh chi

2.2.2. Tại Việt Nam

Ý thức được tầm quan trọng của nấm Linh chi trong việc chữa bệnh cũng như việc thương mại hóa nên lượng nấm trong các năm gần đây tổng sản lượng đã nâng lên ở mức khoảng 100000 tấn/năm. Sản lượng Linh chi Việt Nam ước chừng 30 tấn/năm. Việc có rất nhiều loại và nhiều quốc gia khác nhau bên cạnh phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như giá thành nên trồng nấm Linh chi ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh [9].

Nấm Linh chi được nuôi trồng phổ biến ở các địa phương như Bắc Giang, Hà Nội, Thía Nguyên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Lâm Đồng,… dùng để cung cấp nguồn dược liệu, thực phẩm trong nước và số còn lại để xuất khẩu.

Trong 10 năm qua, khai thác nấm ngoài tự nhiên và ngành trồng nấm trong nước đã phát triển nhanh chóng tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Hàng năm để đáp ứng nhu cầu sử dụng Việt Nam vẫn phải nhập hàng chục tấn nấm các loại, các thực phẩm chế biến từ nấm và chất lượng không được kiểm định.

Sản lượng nấm và sản phẩm nấm đã qua chế biến không đáp ứng đủ nhu cầu do Việt Nam mới chỉ tập trung vào điều tra, sưu tập, nêu đặc điểm phân loại, điều kiện sinh thái, các hoạt chất chính có trong nấm và chưa quan tâm nhiều đến kỹ thuật nuôi trồng, trích ly các hoạt chất sinh học có giá trị trong nấm Linh chi và ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng.

Hiện nay, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Trung tâm, viện nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất nấm dã đi sâu vào nuôi trồng, sản xuất thực phẩm chức năng từ nấm Linh chi như: Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn đã đưa chương trình nấm quốc gia với mạng lưới lan rộng trong cả nước và kinh phí đầu tư xấp xỉ 70 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để hoàn thiện bộ giống nấm quốc gia và các quy trình sản xuất, chế biến nấm.

Viện di truyền là một trung tâm nghiên cứu phát triển mạnh nhất cả nước, hiện tại viện đã phân lập và tạo ra nhiều giống nấm có giá trị cũng như làm chủ nhiều quy trình nuôi trồng. Các giống nấm của viện đã được thương mại hóa trên toàn quốc. Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng là một trong những đơn vị xung phong đi đầu trong lĩnh vực nuôi trồng nghiên cứu và phát triển các giống nấm.

Tỉnh Bắc Giang đã chú trọng việc nuôi trồng và phát triển nấm, hiện tại đã thành lập các hợp tác xã nuôi trồng nấm. Thanh Hóa, Bình Phước, Hà Tĩnh, Nghệ An là các tỉnh phát hiện nhiều giống nấm linh chi có giá trị như nấm Tam Hoàng (Nghệ An), Linh chi đen ở Bảo Lạc (Cao Bằng).

Thái Nguyên là tỉnh phát hiện ra nhiều giống nấm có giá trị như mộc nhĩ, nấm cổ linh chi, nấm Linh chi đen. Viện Khoa học sự sống đã nhiều năm nghiên cứu và sản xuất nấm linh chi cung cấp cho địa bàn tỉnh.

Khoa Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm cũng đã thực hiện nhiều đề tài về biện pháp nuôi trồng và tạo sản phẩm có giá trị từ nấm Linh chi.

2.3. Công nghệ chế biến trà hòa tan

2.3.1. Nguồn gốc

Trà được xem là một thức uống phổ biến trên thế giới, xếp hàng thứ 2 sau nước lọc. Được xuất phát từ Trung Quốc với tuổi thọ khoảng 2500 năm trước công

nguyên, là một đồ uống không thể thiếu khi tiếp đón khách cũng như văn hóa nơi đó, sau đó đi qua các nước Châu Á khác.

Cùng với sự phát triển của xã hội và xu thế hội nhập kinh tế, ngành chế biến trà trong nước và thế giới cũng có những biến đổi về chủng loại và cải tiến về chất lượng… Nhiều loại thảo dược đã được sử dụng để chế biến thành các loại trà mang những tính chất đặc biệt có tác dụng hỗ trợ cho sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm này được đưa vào thị trường dưới hình thức các loại trà như trà atisô, trà hoa cúc, trà khổ qua, trà cỏ ngọt,… Bên cạnh đó, do tính chất của công việc bận rộn, nhiều người không có còn nhiều thời gian để pha trà vì vậy các nhà sản xuất đã chế biến các loại trà mang tính tiện dụng. Hai loại phổ biến nhất hiện nay trong dùng trà tiện dụng đó là trà túi lọc và trà hòa tan.

Một số sản phẩm trà hòa tan:

Trà dược Gừng, trà dược Hà thủ ô, trà hòa tan Đinh lăng, trà dược hoa cúc, trà dược Atiso, trà Đắng,….

Trà hòa tan Đinh Lăng Trà dược Hoa Cúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ nấm linh chi đen amauroderma subresinosum (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)