Cắt nhỏ Sấy Phối trộn Nấm Linh chi đen Trích ly
Dịch nấm Linh chi đen Lọc dịch Đóng gói Trà hòa tan Cao cỏ ngọt 2% Đường glucose 53% Cô quay chân không
Thuyết minh quy trình
Xử lý nguyên liệu
Nấm Linh chi đen được kiểm tra và lựa chọn để loại tạp chất
Công đoạn trích ly
Nấm Linh chi đen sau khi xử lý nguyên liệu được đem đi trích ly bằng sóng siêu âm trong 6 phút ở nhiệt độ 50oC.
Mục đích: Tách tối đa các hoạt chất sinh học quan trọng và các hợp chất hòa tan có trong sản phẩm nấm Linh chi đen.
Lọc dịch chiết:
Dịch trích ly được lọc bằng giấy lọc thô 2 lần, qua giấy lọc tinh 1 lần và thu được dịch chiết trong.
Mục đích: Loại bỏ bớt cặn và bã nguyên liệu ra khỏi dịch sau khi trích ly nhằm thu được dịch trong chỉ chứa các hợp chất hòa tan chủ yếu.
Phối chế nguyên liệu phụ để sản xuất trà hòa tan
Sau khi lọc thu được dịch nấm Linh chi đen, tiến hành phối trộn với tỉ lệ dịch nấm Linh chi đen 45%, đường glucose 53% và cao cỏ ngọt 2%.
Mục đích: Nhằm góp phần nâng cao dược tính và giá trị dinh dưỡng giá trị cảm quan cho trà, nguyên liệu phụ thường được
Cô quay chân không
Mục đích: Loại bỏ bớt lượng dung môi ở trong dịch phối trộn Sấy
Đưa dịch phối trộn sau cô quay về trạng thái khô cho quá trình nghiền dễ dàng hơn
Đóng gói
Cân và cho vào túi sau đó hàn miệng túi bằng máy ép nhiệt và đem cất bảo quản. Mục đích: Bảo quản sản phẩm và nâng cao giá trị thương phẩm của sản phẩm
4.3.3. Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm:
Tính toán sơ bộ giá thành cho 100g sản phẩm trà hòa tan từ nấm Linh chi đen
STT Nguyên liệu Số
lượng Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
1 Nấm Linh chi đen 45g 300.000/0,1kg khô 135.000
2 Đường glucose 53g 19.000/500g 2.000
3 Cỏ ngọt 2g 150.000/kg khô 300
4 Bao gói (OPP) 1 gói 700 700
5 Nhân công 1 5.000 5000
6 Điện, nước và chi phí khác 10.000
Tổng chi phí 153.000
Với tổng chi phí sản xuất trên thì với sản phẩm trà hòa tan đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về mặt giá trị sử dụng và giá cả hợp lí.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua những kết quả nghiên cứu thu được khi tiến hành làm các thí nghiệm tại phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
- Xác định được điều kiện tối ưu để trích ly Polysaccharide từ nấm Linh chi đen là: Nồng độ dung môi tối ưu là Ethanol 70o, tỉ lệ nguyên liệu/dung môi thích hợp nhất là 1/15, thời gian xử lý của bể siêu âm được chọn là 6 phút, nhiệt độ xử lý của bể siêu âm là ở 50oC, và thời gian trích ly là 120 phút.
- Xác định được công thức phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ nấm Linh chi đen, gồm: Dịch trích ly nấm Linh chi đen 45%, đường glucose 53% và cao cỏ ngọt 2%.
5.2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ của đề tài tốt nghiệp đã đưa ra kết quả nghiên cứu và đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn:
- Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình công nghệ và thiết bị trích ly tạo chế phẩm Polysaccharide từ nấm Linh chi đen.
- Xác định được cấu trúc hóa học của hoạt chất sinh học trích ly từ nấm Linh chi và các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Lân Dũng (2001). “Công nghệ nuôi trồng nấm” tập 1 và 2, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Lân Dũng, (2004), Nguyễn Đình Chiến, Phạm Văn Ty, (2007), “Vi sinh
vật học”, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh (2000), “Nấm ăn nấm dược liệu – công
dụng và công nghệ nuôi trồng”, Nhà xuất bản Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn và Zani Federico, 2002. “Cơ sở khoa học và
công nghệ nuôi trồng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Trần Thị Hồng Hà, Lưu Văn Chính, Lê Hữu Cường, Trần Thị Nhã Hằng, Đỗ Hữu Nghị, Trương Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Nga, Lê Mai Hương (2013), “Đánh giá hoạt chất sinh học của Polysaccharides và các hợp chất tách chiết từ nấm hương
(Lentinus edodes”, Tạp chí Sinh Học, trang 445-453.
6. Đinh Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Tình, Vũ Thị Hạnh, Tạ Thị Lượng, Phạm Thị Ngọc Mai, Lưu Hồng Sơn, Nguyễn Văn Duy, Ngô Xuân Bình (2020), “Nghiên
cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá”, Đại học Nông Lâm – Đại
học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
7. Đỗ Tất Lợi (2006). “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Lượng, 2003. “Vi sinh học công nghiệp” tập 2, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM.
9. Trần Văn Mão (2004). “Nuôi trồng chế biến nấm ăn và nấm làm thuốc chữa
bệnh”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Xuân Thám (1996). “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đặc điểm hấp thu
khoáng nấm Linh Chi Ganoderma lucidum (Leyss.ex Fr).Karst”. Luận án phó tiến
sỹ khoa học Sinh học, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam.
11. Lê Xuân Thám, 1996. “Nấm Linh chi – dược liệu quý ở Việt Nam”, Nhà xuất bản mũi Cà Mau.
12. Thông báo số 2961/TB-BNN-VP ngày 21/06/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại Hội nghị Thực trạng và giải pháp phát triển nấm.
13. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6120:2018, Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi thực vật.
14. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6351:2010, về dầu mỡ động vật và thực vật – Xác định hàm lượng tro toàn phần.
15. Phạm Xuân Vượng, Trần Như Khuyên (2006). “Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản”. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Tiếng Anh
16. Arun S, Iva Filkova (2002), “Handbook of industrial Drying volume 1”, Part II: Indultrial splay Drying Systems.
17. Chihara G Hamuro J Meada Y Arai Y Fukuoka F (1970). “Fractionation and purification of the polysacharide with marked antitumor activity, especially
Lentinan, from Lentinus edodes”, (Berk.) Sing. (an edible mushroom). In: Cancer
Res, 30(11), 2776-81.
18. Dalia Akramiene, Anatolijus, Janina Didziapetriene, Egidijus Kevelaitis (2007),
“Effects of β-Glucan on the immune system”, Medicina (Kanunas), 597 – 606.
19. Morigiwa A, Kitabatake, Y. Fujimoto, N. Ikekawa (1986), “Angiotensin
converting enzyme-inhibiting triterpenes from Ganoderma lucidum” ,(1986).
20. Paterson RR (2006). “Ganoderma – a therapeutic fungal biofactory”,
Phytochemistry 67 (18): 1985 - 2001.
21. Sasaki SH, Linhares REC, Nozawa CM, Montalván R, Paccola-Meirelles LD: Lentinula edode Braz J Microbiol 2001, 52-55.
22. Shao P.Li, Kui J.Zhao, Zhao N.Ji, Zong H.Song H.Song, Tina T.X.Dong, Chun K.Lo, Jerry K.H. Cheung, Shang Q. Zhu, Karl W.K. Tsim (2003), “A Polysaccharited isolated from Cordyceps sinensis, a traditional Chinese
medicine, protects PC12 cell against hydrogen peroxide-induced injury”, Life
23. Sheng-quan Huang, Zheng-xiang Ning (2010). “Extraction of Polysaccharides
from Ganoderma lucidum and its immune enhancement activity”, International
Journal of Biological Macromolecules.
24. Ukai S; Kiho T; Hara C; Kuruma I; Tanaka Y (1983). Polysaccharides in fungi. XIV. “Antiinflammatory effect of the Polysaccharides from the fruit bodies of
several fung”, JPharmacobiodyn, 6 (12), 90-983.
25. Yangyang Zhang, Sheng Li, Xiaohua Whang, Peter C.K. Cheung (2011),
“Advances in lentinan: Isolution, structure, chain conformation and bioactivities”,
Food Hydrocolloids 25, 196-206.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRẢ LỜI ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHO ĐIỂM
THÔNG TIN CÁ NHÂN: Họ và tên:
Số điện thoại:
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Bạn sẽ nhận được các mẫu trà hòa tan nấm Linh chi đen đã được mã hóa. Hãy thử nếm từn mẫu từ trái qua phải và đánh giá mức độ ưa thích của bạn đối với những mẫu đó theo thang điểm dưới đây. Ghi nhận câu trả lời của bạn bằng dấu “x” vào từng ô điểm tương ứng.
Mức đánh giá theo thang điểm 5: 1. Rất không thích
2. Không thích 3. Tương đối thích 4. Thích
5. Rất thích
Chú ý: dùng nước lọc thanh vị sau mỗi lần thử Mẫu:
Mức độ ưa thích của bạn về Trạng Thái của sản phẩm:
1 2 3 4 5
Mức độ ưa thích của bạn về Mùi của sản phẩm: 1 2 3 4 5
Mức độ ưa thích của bạn về Màu Sắc của sản phẩm:
1 2 3 4 5
Mức độ ưa thích của bạn về Vị của sản phẩm:
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 1. Dãy màu của thí nghiệm 4 Hình 2. Dãy màu của thí nghiệm 5
Hình 3. Dãy màu của thí nghiệm 6 Hình 4. Dãy màu của thí nghiệm 7
Hình 5. Dãy màu của thí nghiệm 8 Hình 6. Đồ thị đường chuẩn Glucose
y = 0,0101x + 0,2018 R² = 0,9935 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 0 20 40 60 80 y
Hình 7. Bể siêu âm Hình 8. Cân cốc xác định độ ẩm
Hình 9. Dịch trích ly của tỉ lệ Hình 10. Hỗn hợp trà trước khi sấy nguyên liệu/ dung môi
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA
1 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi tới hiệu quả trích ly Polysaccharide tổng số trong nấm Linh chi đen
2. Ảnh hưởng của thời gian xử lý sóng siêu âm tới hiệu quả trích ly Polysaccharide trong nấm Linh chi đen
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý sóng siêu âm tới hiệu quả trích ly Polysaccharide trong nấm Linh chi đen
4. Ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu/dung môi tới hiệu quả trích ly Polysaccharide trong nấm Linh chi đen
5. Ảnh hưởng của thời gian trích ly tới hiệu quả trích ly Polysaccharide trong nấm Linh chi đen