ngày 01-01-2017, Tòa án dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự
91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
34 Bản án số 26 /2018/KDTM-PT ngày 04/7/2018 về tranh chấp kiện đòi tài sản của Toà án nhân dân thành phố
Hải Phòng, https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-262018kdtmpt-ngay-04072018-ve-tranh-chap -
bên mua là Hóa đơn số 919 ngày 10 tháng 7 năm 2013, theo thỏa thuận thì ngày 09 tháng 8 năm 2013 bên mua phải thanh toán hết tiền cho bên bán nhưng đến ngày 27 tháng 12 năm 2013 (ngày cuối cùng) mới thanh toán được tổng số tiền 740.064.051
đồng và còn nợ 330.532.199 đồng nên vụ án hếtthờihiệukhởikiện;mặt khác, nguyên
đơn khởi kiện 04 hợp đồng, nhưng Tòa án đã giải quyết cả số tiền nợ ngoài 04 hợp đồng là giải quyết không đúng yêu cầu khởi kiện. Quan điểm của ngườiđại diệnhợp
pháp của bịđơn là đềnghị Tòa án áp dụng quy địnhvềthời hiệu khi giảiquyết vụ án
đểđìnhchỉvụ án theo quy địnhtạikhoản 1 Điều 217 của BộluậtTốtụng dân sự.
Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Gốm xây dựng Đ phải thanh toán trả cho Công ty Trách nhiệmHữuhạn D Việt Nam số tiền 330.532.199 đồng.
Sau khi xét xử sơ thẩm thì bị đơn là công ty Đ đã kháng cáo đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử lại vụ án, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án vì công ty cho rằng đây là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đã
hết thời hiện khởi kiện chứ không phải là vụ án kiện đòi tài sản.
Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của bị đơn qua các nhận định sau:
Về quan hệ tranh chấp đây là tranh chấp kiện đòi tài sản phát sinh trong hoạt
động kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1
Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Liên quan đếnviệc yêu cầu áp dụngthờihiệu hộiđồng xét xử nhậnđịnh:Khi
thực hiện hợp đồng hai công ty không thực hiện theo tiến trình ghi theo từng hợp đồng mà hợp đồng này chưahết đã thực hiện ký kết hợpđồng tiếp theo. Công ty D
xuất hàng theo yêu cầu của Công ty Đ, nhưng khi thanh toán không thể hiện thanh toán cụ thể tiền hàng của hợp đồng nào. Đồng thời không thể xác định cụ thể thời điểm giao dịch giữa hai công ty thông qua email, điện thoại và thờiđiểm thanh toán
cuối cùng cho các khoảnnợcủa các hợpđồng.Việc này đã được hai bên thừa nhận
qua Biên bản đối chiếu công nợ giữa Công ty D với Công ty Đ vào ngày 23 tháng 01 năm 2013. Như vậy xác định hai bên đã chuyển khoản tiền Công ty Đ chưa
thanh toán thành khoản nợ của Công ty Đ với Công ty D. Như vậy khi Công ty D
kiệnđòitiền Công ty Đsẽ không áp dụngthờihiệukhởi kiện.
Trong vụ án này, Toà án đã áp dụng căn cứ pháp luật theo khoản 2 Điều 155
BLDS năm 2015 - không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở
Qua bản án trên, một lần nữa cho thấy dù ban đầu tranh chấp giữa các bên xuất phát từ hợp đồng. Tuy nhiên, nếu đối tượng tranh chấp người khởi kiện yêu cầu được giải quyết chủ yếu là đòi tài sản thì Tòa án theo hướng không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Mặc dù, Tòa án xác định vụ án trên là tranh chấp đòi lại tài sản nhưng lại áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 là yêu cầu bảo vệ quyền sở
hữu để xác định không áp dụng thời hiệu khởi kiện; có Tòa án áp dụng quy định của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP để không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vấn đề đặt ra là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và đòi lại tài sản có phải là một hay không. Theo tinh thần hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì có sự phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp về quyền sở hữu và đòi lại tài sản. Trong trường hợp nếu chúng ta xác định quan hệ là đòi lại tài sản nếu không thuộc trường hợp áp dụng quy định của Pháp luật về tố tụng dân sựnăm 2004 thì không thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự 2015.
Thứ hai, trong thực tiễn xét xử, không hiếm trường hợp một hoàn cảnh chịu sự điều chỉnh bởi nhiều hệ thống quy định khác nhau như các quy định thời hiệu của hợp đồng dân sự và quy định về thời hiệu của yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu.
Điển hình như tranh chấp về Hợp đồng đặt cọc mà cụ thể là tranh chấp về yêu cầu hoàn trả tài sản đặt cọc và khoản tiền tương đương khi các bên vi phạm hợp đồng
đặt cọc. Tuy đây là tranh chấpvề hợpđồng nhưngbản chất của yêu cầu thì lại liên quan đến yêu cầubảovệquyềnsởhữu. Do thờihiệukhởikiện đốivới tranh chấpvề hợp đồng đặt cọc chưa được quy định rõ ràng, chẳng hạn như trường hợp có liên quan đến yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu như nội dung phân tích ở phần lí luận. Do
đó, việc áp dụng pháp luật về thời hiệu đối với trường hợp này rất đa dạng và thiếu sự nhất quán qua đó cho thấy Tòa án không thống nhất về việc có áp dụng thời hiệu hay không cho tranh chấp vềđặt cọc, sau đây là một số vụ việc cụ thể:
- Vụ thứ nhất: Tranh chấp “Hợp đồng đặt cọc” để mua bán nhà giữa nguyên
đơn là ông Phạm Ngọc A, bà Phạm L với bị đơn là ông Lại Xuân Ng và bà Trần Thị
Kim Th35
Theo nội dung Đơn khởi kiện của nguyên đơn:
Ngày 20/12/2002, nguyên đơn là ông A và bà L có ký “Giấy đặt cọc bán nhà”
với bị đơn là ông Ng và bà Th, theo đó bị đơn đồng ý bán một căn nhà cho nguyên
35 Bản án dân sự phúc thẩm số 101/2019/DS-PT ngày 10/4/2019 về tranh chấp “Hợp đồng đặt cọc mua bán
nhà” của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta269847
đơn với giá 1.985 lượng vàng SJC. Do nguyên đơn là Việt kiều Mỹ, chưa được phép đứng tên sở hữu nhà ở Việt Nam nên các bên thỏa thuận chờ nguyên đơn tìm
được người đứng tên dùm hoặc được làm thủ tục cho Việt kiều đứng tên.
Đến năm 2008, nguyên đơn tìm được người đứng tên mua bán nhà dùm thì bị đơn không đồng ý bán nhà với giá 1.985 lượng vàng SJC như thỏa thuận nên nguyên đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân phường B. Tại biên bản làm việc ngày 14/4/2008 bị đơn xác nhận vẫn tiếp tục duy trì mua bán căn nhà trên nhưng theo giá mới là 3.500 lượng vàng SJC, nguyên đơn chỉ đồng ý mua theo giá củ là 1.985
lượng vàng SJC, do đó việc giải quyết của Ủy ban nhân dân phường B không có kết quả.
Năm 2013, ông A về Việt Nam tiếp tục nộp đơn khiếu nại đến Ủy ban nhân dân phường B yêu cầu giải quyết việc mua bán nhà nhưng bị đơn không có mặt để
giải quyết. Đến tháng 11 năm 2015 nguyên đơn biết bị đơnđã bán căn nhà trên cho
người khác nên nộp Đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc và bồi thường tiền cọc do bị đơn không đồng ý bán nhà, cụ thể là nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả
lại tiền đặt cọc 100 lượng vàng SJC và bồi thường cho nguyên đơn 300 lượng vàng SJC theo như thỏa thuận.
Về phía bị đơn không đồng ý đối với yêu cầu của nguyên đơn vì từ khi đặt cọc đến khi nguyên đơn khởi kiện là 15 năm nên hết thời hiệu khởi kiện, yêu cầu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.
Quyết định Bản án sơ thẩm: Đình chỉ giải quyết vụ án giữa nguyên đơn với bị đơn do thời hiệu khởi kiện đã hết.
Nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tòa án cấp phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm với nhận định: Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2015 và Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để xác định việc áp dụng thời hiệu và tính thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp theo Điều 427 Bộ luật Dân sựnăm
2005 là có căn cứ, đúng quy định pháp luật.
Như vậy, trong vụ án trên Tòa cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã theo
hướng áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về hợp đồng đặt cọc theo thời hiệu khởi kiện của hợp đồng là 02 năm (Điều 427 BLDS 2005). Tòa án đã không phân biệt đối với tiền yêu cầu là tiền đặt cọc và phạt cọc mà Tòa án xác định toàn bộ yêu cầu đã hết thời hiệu khởi kiện.
- Vụ thứ hai: Tranh chấp “Hợp đồng đặt cọc” giữa nguyên đơn ông Vũ Văn
V với bịđơn là ông Tô Văn P36
Theo nội dung vụ án thể hiện: Ngày 26/11/2016 nguyên đơn nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết buộc bị đơn trả lại 25.000.000 đồng tiền đặt cọc và 45.000.000 đồng tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc theo hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 07/6/2010.
Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Đình chỉ giải quyết vụ án với lý do hết thời hiệu khởi kiện.
Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm: Căn cứđiểm a khoản 3 Điều 159 của Bộ
luật tố tụng dân sựnăm 2004 và điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-
HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2005 quy định: Tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản, vềđòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, yêu cầu của ông V đòi
45.000.000 đồng tiền phạt do vi phạm thỏa thuận đặt cọc, Tòa án không giải quyết vì
đã hết thời hiệu khởi kiện là đúng. Đối với yêu cầu của ông V đòi ông P trả lại 25.000.000 đồng tiền đặt cọc (khoản tiền gốc) thì thuộc trường hợp đòi lại tài sản nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện, Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung….
Chúng ta thấy, khác với Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án tỉnh Hưng Yên lại theo hướng xác định yêu cầu đòi tiền cọc thuộc trường hợp đòi tài sản nên không áp dụng thời hiệu khởi kiện, đối với yêu cầu phạt cọc thì áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng.
- Vụ thứ ba: Tranh chấp đòi tài sản giữa công ty H và ông Trần Đắc T37
Ngày 18/4/2018 nguyên đơn có đơn khởi kiện, nội dung: Ngày 08/01/2008 nguyên đơn ký kết Hợp đồng kinh tế số 03/2008/HĐKT với bị đơn về việc mua bán gỗ, ước tính giá trị của hợp đồng khoảng 1,25 tỷ. Theo thoả thuận của hợp đồng, nguyên đơnđặt cọc trước cho bịđơn số tiền 300.000.000 đồng đểđảm bảo cho bên bán thực hiện hợp đồng. Sau khi nhận đủ tiền, bịđơn không thực hiện theo thoả thuận.
Ngày 24/11/2009, Nguyên đơn và bị đơn ký một phần bản cam kết thoả
thuận với nội dung: Ngày 15/02/2010, bị đơn phải trả đủ số tiền đặt cọc mua gỗ
36 Quyết định phúc thẩm số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 về tranh chấp Hợp đồng đặt cọc của Tòa án
nhân dân tỉnh Hưng Yên, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1315t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày
22/10/2020
37Bản án số 18/2019/DS-PT ngày 18/06/2019 về tranh chấp đòi lại tài sản của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị,
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-182019dspt-ngay-18062019-ve-tranh-chap-doi-lai-tai-san-
nghiến 300.000.000 đồng. Sau đó, nhiều lần nguyên đơn yêu bị đơn trả lại tiền, bị đơn không trả. Vì vậy nguyên đơn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bị đơn có nghĩa
vụ trả cho nguyên đơn số tiền 300.000.000 đồng.
Về phía bị đơn thừa nhận đã nhận số tiền 300.000.000 đồng của nguyên đơn
theo Hợp đồng kinh tế số 03/2008/HĐKT ngày 08/1/2008. Nhưng cho rằng căn cứ Điều 427 Bộ luật dân sựnăm 2005 thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn đã kết thúc
trước ngày 08/3/2010. Do nguyên đơn không bị trở ngại khách quan, nhưng khởi kiện vào ngày 18/4/2018 là vi phạm thời hiệu khởi kiện nên yêu cầu Tòa án căn cứ
các Điều 184, Điều 185, điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 429 Bộ luật dân sựnăm 2015 đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Quyết định của bản án sơ thẩm: Căn cứ khoản 3 Điều 140, Điều 155, Điều 166 Bộ luật dân sựnăm 2015; Điều 89, Điều 90, khoản 1 Điều 147, Điều 184, Điều 185, điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ Luật tố tụng dân sựnăm 2015; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thu nộp án phí, lệ phí. Xử:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH chế biến gỗ H, buộc bị đơn ông Trần Đắc T có trách nhiệm trả cho Công ty TNHH chế biến gỗ H số tiền 300.000.000 đồng.
Sau khi xét xửsơ thẩm bị đơn ông Trần Đắc T kháng cáo với nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng thời hiệu khởi kiện là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì đây là vụ án tranh chấp về Hợp đồng kinh tế số 03/2008/HĐKT ngày 08/01/2008, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý tranh chấp dân sự về“Đòi lại tài sản”
và không áp dụng thời hiệu là không đúng quan hệ pháp luật tranh chấp. Số tiền đặt cọc liên quan đến các điều khoản của hợp đồng và không phải là khoản tiền cho vay, giữ, gửi hoặc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nên không thuộc quan hệ “Đòi lại tài sản”.
Nhận định của Tòa án cấp phúc thẩm: Tại Điều 2 của Nghị quyết số
103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định đối với các tranh chấp phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sựnăm 2004. Tại điểm a khoản 3 Điều 159 BLTTDS năm 2004 quy định tranh chấp vềđòi lại tài sản thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tại điểm b khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-
HĐTP ngày 03/12/2012 quy định đối với tranh chấp về đòi lại tài sản thì không áp dụng thời hiệu. Vì vậy, Công ty H có quyền khởi kiện đòi lại tài sản là có cơ sở.
Tương tự vụ án thứ hai, trong vụ án này Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã
giải quyết theo hướng không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi lại số