Văn Đại (2017), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam Bản án và bình luận bản án,

Một phần của tài liệu Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo p p uật dân sự v ệt nam (Trang 36 - 41)

tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 455.

40 Lê Minh Hùng, Lê Khả Luận (2020), Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng đặt cọc, Tài liệu hội thảo khoa học –

Tuy nhiên, về bản chất của tranh chấp là yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc của bên đặt cọc thuộc trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu. Do đó việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp này như hướng giải quyết của Tòa án tỉnh Hưng

Yên, Tòa án tỉnh Quảng Trị sẽ mang tính thuyết phục hơn. Nói chung, mặc dù văn

bản không nêu rõ nhưng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mà yêu cầu chủ yếu là

đòi tài sản thì không áp dụng thời hiệu.

Như vậy, qua thực trạng áp dụng quy định về thời hiệu đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong các tranh chấp về giao dịch dân sự liên quan, ta thấy tồn tại tình huống phát sinh trong thực tiễn mà quy định pháp luật chưa bao quát hết. Cụ thể, qua hướng giải quyết trong các bản án tranh chấp về hợp đồng đặt cọc

như trên, cho thấy cùng một quan hệ tranh chấp, có tình tiết tương tự mà các Tòa án có hai quan điểm khác nhau trong giải quyết về vấn đề thời hiệu khởi kiện. Do đó, vấn đềđặt ra là chúng ta cần phải có phương hướng để điều chỉnh vấn đề

này cho thống nhất.

- Kiến nghị:

Thời hiệu khởi kiện là vấn đề quan trọng để xác định quyền của các chủ thể

trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình, trong đó có quyền đòi lại tài sản, yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu. Tuy nhiên, pháp luật về tố tụng dân sự, dân sự

lại chưa có quy định rõ ràng, dẫn đến tồn tại nhiều cách hiểu chưa thống nhất dẫn

đến áp dụng pháp luật chưa thống nhất hoặc chưa có sự thuyết phục trong quần chúng nhân dân. Do đó, trong thời gian tới pháp luật cần phải được hiểu một cách thống nhất, để có được như vậy người viết có những kiến nghịnhư sau:

Thứ nhất là theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 155 Bộ luật dân sự

2015 quy định “2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừtrường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; 4. Trường hợp khác do luật quy định”. Do đó, nếu vụ việc không thuộc trường hợp áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sựnăm

2004 và pháp luật dân sựnăm 2005 thì chúng ta không thể áp dụng Nghị quyết số

03/2012/NQ-HĐTP. Vì theo quy định trên là trừ trường hợp “luật” có quy định khác, trong khi đó Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán là văn bản dưới luật, nếu chúng ta áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự, dân sự hiện hành mà chúng ta lại lấy tinh thần hướng dẫn thậm chí áp dụng Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP là

chưađúng pháp chế và thiếu sự thuyết phục. Theo quan điểm của tác giả không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại tài sản bởi đó là tài sản thuộc sở

là một dạng của yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS 2015. Tuy nhiên, để kịp thời khắc phục những hạn chế còn mang tính chung chung của Điều luật, quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS 2015 cần được hướng dẫn một cách rõ ràng, cụ thể qua các Giải đáp, Nghị quyết hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tương tựnhư Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTPđể tạo nên sự hợp lý trong việc áp dụng pháp luật, thống nhất áp dụng pháp luật theo hướng không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi tài sản.

Thứ hai là đối với các tranh chấp về giao dịch dân sự đã hết thời hiệu khởi kiện theo hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP mà chủ thể có quyền yêu cầu đòi lại phần vốn gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện41. Tuy nhiên, trên thực tế có hai quan điểm giải quyết khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Đây là giao dịch dân sự nên áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định Điều 429 là 03 nămnhư các hợp đồng đặt cọc mà tác giảđã

nêu. Nếu hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyền lợi ích bị xâm phạm thì người có quyền đối với giao dịch đó đã hết thời hiệu để khởi kiện.

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả: Nếu quyền sở hữu được trao đổi thông qua giao dịch dân sự mà bên kia phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản khác mà không thực hiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo sự thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp giao dịch thuộc

trường hợp hết thời hiệu khởi kiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu trả lại phần vốn gốc thuộc sở hữu của mình. (Đòi lại tài sản đặt cọc trong tranh chấp về hợp

đồng đặt cọc)

Vấn đề này tác giả ủng hộ tinh thần của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP.

Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự 2015 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về

quy định này. Chính vì vậy, vẫn tồn tại một số quan điểm khác nhau khi giải quyết vụ án có tình tiết tương tự, chẳng hạn như tranh chấp về hợp đồng đặt cọc mà tác giảđã nêu ở phần trên. Từđó, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao cần có giải

đáp, hướng dẫn cụ thể vấn đề này theo hướng áp dụng tinh thần của Nghị quyết số

03/2012/NQ-HĐTP.

KẾT UẬN C ƢƠNG 2

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền sở hữu được Nhà Nước bảo hộ, không ai được xâm phạm quyền sở hữu của người khác trái pháp luật. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm thì các chủ thể bị xâm phạm có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ, trong đó có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ

quyền sở hữu của mình, cụ thể: Buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện đầy đủ và trọn vẹn quyền sở hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc cản trở việc thực hiện quyền sở hữu. Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của bất cứ bộ luật dân sự nào, trong đó có Bộ luật dân sự nước ta42.Chính vì lẽđó, tìm hiểu phân tích đúng, chính xác và đầy đủ về yêu cầu bảo vệ

quyền sở hữu nói chung, quy định về việc không áp dụng thời hiệu đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu nói riêng là một việc làm cần thiết và quan trọng. Với quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 thì có một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hướng dẫn để có cách hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất trong thực tiễn. Bản thân quy định một cách chung chung, chưa rõ, so với trước đây có quy định về tranh chấp đòi tài sản còn theo Bộ luật dân sự 2015 thì không quy định và cho đến hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nên đã gây khó

khăn cho Toà án trong quá trình nhận định quan hệ tranh chấp đòi tài sản và áp dụng căn cứ pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp còn lúng túng.

Bên cạnh thực tiễn xét xử còn phát sinh nhiều vấn đề buộc Toà án xử lý để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Nên quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật dân sự cần có văn bản hướng dẫn để có quan điểm thống nhất khi nghiên cứu và triển khai áp dụng trong thực tiễn xét xử và có thể bao quát hết các tình huống phát sinh như các trường hợp đã nêu trên.

42 Đặng Thanh Hoa (2018), “Về không áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu”,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ve-khong-ap-dung-thoi-hieu-khoi-kien-yeu-cau-bao-ve-quyen-so-

C ƢƠNG 3

KHÔNG ÁP DỤNG T Ờ ỆU K Ở K ỆN ĐỐ VỚ TRANH C ẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊN CỦA UẬT ĐẤT ĐA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊN CỦA UẬT ĐẤT ĐA

3.1 Quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của uật đất đai tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của uật đất đai

Với quan niệm “Tấc đất, tấc vàng” nên từ xưa đến nay đất đai vốn luôn là

tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội43 và tranh chấp đất đai

luôn là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp, chiếm số lượng lớn trong các tranh chấp mà Tòa án đã thụ lý. Về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp đất đai

khi giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định pháp luật chung về dân sự

và tố tụng dân sự. Theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015, (BLTTDS

năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 tại điểm a khoản 3 Điều 159 có nội dung về cơ bản giống như khoản 3 Điều 155 BLDS 2015) đã quy định: Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Điều này đồng nghĩa với những tranh chấp về quyền sử dụng đất, khi một trong các bên chủ thể nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị

xâm phạm vào bất kỳ thời điểm nào thì đều có quyền nộp đơn khởi kiện theo quy

định của pháp luật bởi thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này không được xét

đến và không áp dụng44.

Từ tinh thần của quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sựnăm 2015, để

xác định được tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện thì cần xem xét các quy định của Luật Đất đai. Tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai đã quy định như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền,

nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Đây là khái niệm có nội hàm tương đối rộng và cũng không mấy rõ ràng, theo khái niệm này đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai là quyền và nghĩa vụ của

người sử dụng đất. Nhưng đây là tranh chấp tổng thể các quyền và nghĩa vụ hay chỉ

là tranh chấp từng quyền và nghĩa vụđơn lẻ của người sử dụng đất do pháp luật đất

đai quy định, hay bao gồm cả tranh chấp những quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất có được khi tham gia vào các quan hệ pháp luật khác cho đến nay vẫn

43Lưu La, “Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai”, http://www.sotuphapqnam.gov.vn/index.

php/2017-03-13-06-49-51/1878, truy cập ngày 01/12/2019

44“Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì”, https://luatlongphan.vn/thoi-hieu-khoi-kien-tranh-chap-dat-

chưađược chính thức xác định45. Khi dựa theo các quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất được quy định trong Luật đất đai46 có thể thấy Luật đất đainăm 2013 quy

định tranh chấp đất đai bao gồm mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất. Do đó, nếu xem xét vấn đề thời hiệu khởi kiện đối với “tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai” theo nội hàm vừa nêu trên thì mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất đều thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu thực tiễn về tranh chấp đất đai và các quy định của pháp luật về thời hiệu có liên quan, có thể phân loại tranh chấp đất đai bao gồm các dạng như sau47:

Nhóm thứ nhất: Tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất. Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch vềđất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Các tranh chấp phổ biến trong

trường hợp này là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, lối đi, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùng diện tích, người sử dụng đất

được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị chủcũ đòi lại đất hoặc chủ

củđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng. Về bản chất khi giải quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai.

Nhóm thứ hai: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất (Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất...) Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp

đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu...Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự.

Nhóm thứ ba: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Thông thường đây là các tranh chấp yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Bản chất của dạng tranh chấp này là tranh chấp thừa kế có đối tượng là quyền sử dụng đất và Tòa án phải xác định ranh giới đất để phân chia.

Nhóm thứ tư: Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất bao gồm: tranh chấp tài sản về nhà ở, vật kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà

Một phần của tài liệu Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo p p uật dân sự v ệt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)