Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của uật đất

Một phần của tài liệu Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo p p uật dân sự v ệt nam (Trang 44 - 52)

46 Xem Chương 11 Luật Đất đai

3.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của uật đất

khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của uật đất đai và giải pháp hoàn thiện.

Về nguyên tắc, khi giải quyết các vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đòi hỏi Toà án phải xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, từđó lựa chọn quy định pháp luật tươngứng đểđiều chỉnh cho phù hợp.

Ở nước ta tranh chấp đất đai thuộc tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Như đã phân tích ở phần quy định pháp luật, căn cứ các quyền của người sử

dụng đất được quy định trong Luật đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất rất

đa dạng với nhiều loại tranh chấp khác nhau….tuy nhiên Bộ luật dân sự và tố tụng dân sự lại phân định rất rõ giữa tranh chấp về quyền sử dụng đất và các loại tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về thừa kế có đối tượng là quyền sử dụng đất trong việc quy định về thời hiệu, mỗi dạng tranh chấp đất đai sẽ áp dụng thời hiệu khởi kiện khác nhau. Điển hình như quy định về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất – tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất sẽ

hoàn toàn khác với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, về

mặt lí luận do nội hàm tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai nhưđã phân tích mang tính bao quát, dẫn đến việc có quan điểm khác nhau khi xác

định tranh chấp về quyền sử dụng đất cũngnhư áp dụng quy định pháp luật về thời hiệu liên quan mà cụ thể là quy định “không áp dụng thời hiệu khởi kiện” qua một sốtrường hợp như sau:

- Vụ thứ nhất: Tranh chấp quyền sử dụng đất (Đường nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp) giữa ông Nguyễn Phát T và ông Nguyễn Văn S52

Theo Đơn khởi kiện ngày 04/02/2015, nguyên đơn là ông Nguyễn Phát T có canh tác một phần đất nông nghiệp, diện tích 15.081 m2, đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên. Nguồn gốc đất do nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Ngọc C vào năm 1997 và canh tác từđó cho đến nay. Trong quá trình canh tác ông bơm và thoát nước qua mương tưới tiêu chung tiếp giáp đất nông nghiệp của bị đơn là ông Nguyễn Văn S. Mương tưới tiêu này thuộc phần đất của ông và ông Nguyễn Thanh B. Vào năm 2015, bị đơn cho lấp đường nước tưới tiêu chung có chiều dài 78m, chiều ngang 1m, đồng thời san lấp lấn chiếm một phần đất của ông, ông không thể canh tác được, ông nhiều lần yêu cầu bị đơn khai thông đường

nước và trả lại phần đất san lấp nhưng bịđơn không đồng ý vì cho rằng đường nước

tưới tiêu trên là của bị đơn. Do đó nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Nhận định của Tòa án: Về quan hệ tranh chấp, đối chiếu quy định của pháp luật tại khoản 24 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013, khoản 9 Điều 26 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án có quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất mà cụ thể là tranh chấp đường nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định của pháp luật tại khoản 3 Điều 155, điểm d khoản 1 Điều 688 của

52Bản án số 07/2018/DS-ST ngày 11/01/2018 về tranh chấp quyền sử dụng đất (Đường nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp)của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. xuất nông nghiệp)của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Bộ luật dân sự 2015, khoản 1 Điều 184 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

- Vụ thứ hai (Trường hợp tư vấn về thời hiệu khởi kiện đã được tác giả mã hoá tên): Vợ chồng ông X và bà Y có khối tài sản là quyền sử dụng đất thổcư, diện tích 800 m2. Ông X và bà Y có 3 người con là anh M, anh N và chị O. Năm 2008 ông X mất và có để lại di chúc phân chia di sản cho bà Y và các con, theo nội dung di chúc 400 m2 đất trên mảnh đất trên thuộc quyền sử dụng của ông X sẽđược chia cho anh M, về phần anh N và chị O mỗi người được 100.000.000 đồng để lấy vốn làm ăn. Sau khi ông X mất, anh M đã thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế tại

Văn phòng công chứng và đã nộp hồsơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

đứng tên anh M theo đúng quy định pháp luật.

Tháng 3 năm 2014, anh N do làm ăn thua lỗ nên đến xin anh M diện tích đất 200 m2 trong 400 m2 ông X để lại nhưng anh M không đồng ý. Anh N cho rằng việc ông X phân chia di sản thừa kếnhư vậy là không công bằng, trái pháp luật, đáng lẽ

ra anh phải được nhận diện tích 200m2 đất, nên đã gửi đơnđến Ủy ban nhân dân xã yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai và sau đó nộp đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất diện tích 400 m2 với anh M.

Quan điểm hướng dẫn về thời hiệu khởi kiện53: Tranh chấp nêu trên thuộc về

tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai, vì vậy sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện để giải quyết tranh chấp, thời hạn giải quyết này là vĩnh

viễn, không bị giới hạn bởi một mốc thời gian nhất định nào. Qua hai tình huống nêu trên, có thể thấy rằng:

Trong vụ thứ nhất, các bên phát sinh tranh chấp trong quá trình sử dụng đất về việc xác định chủ thể có quyền sử dụng đất (Đối với diện tích đất của đường

nước tưới tiêu chung và phần đất bịđơn lấn chiếm của nguyên đơn), về bản chất khi giải quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ông Nguyễn Phát T hay ông Nguyễn Văn S. Do đó, việc Tòa án đã xác định đây là tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 24 Điều 3 của Luật đất đai năm

2013 thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 3

Điều 155 Bộ luật dân sựnăm 2015 là hoàn toàn thuyết phục.

Tuy nhiên, trong trường hợp thứ hai, đối với việc áp dụng quy định tại khoản

3 Điều 155 BLDS 2015 đểxác định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh

53 “Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai”, https://phamlaw.com/thoi-hieu-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai.

chấp giữa anh N với anh M (Yêu cầu chia quyền sử dụng đất, diện tích 400 m2 anh M đã được nhận thừa kế theo di chúc của cha ruột là ông X để lại) có những ý kiến khác nhau, theo 02 cách hiểu như sau:

Thứ nhất: Do tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và

nghĩa vụ của người sử dụng đất - thuộc về tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy

định tại khoản 24 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013, nên đây là đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 155 BLDS 2015.

Thứ hai: Theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự thì đây là

tranh chấp thừa kế tài sản có đối tượng là quyền sử dụng đất, nên áp dụng theo thời hiệu về thừa kếđược quy định tại Điều 623 BLDS 2015.

Theo quan điểm tác giả, trên phương diện bao quát của khái niệm được quy

định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai, tranh chấp nêu trên có thểđược hiểu là tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Tuy nhiên, khi áp dụng thời hiệu khởi kiện trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai thì nên xem xét theo sự định dạng tranh chấp về quyền sử dụng đất của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Tranh chấp không áp dụng thời hiệu theo quy định tại khoản 3 của BLDS 2015 là tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Tuy nhiên,

không phải tất cả tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai đều không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, trong tình huống trên tác giảđồng tình với

quan điểm thứ2 theo hướng xác định đây là tranh chấp thừa kếcó đối tượng là quyền sử dụng đất, đây không phải là căn cứ không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy

định tại khoản 3 Điều 155 BLDS 2015.

- Kiến nghị:

Đối với việc áp dụng thời hiệu khởi kiện của tranh chấp quyền sử dụng đất đã được quy định rõ ràng là không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là xác định thế nào là tranh chấp quyền sử dụng đất thì vẫn còn tồn tại một số

quan điểm. Do đó, tác giả kiến nghị một sốhướng giải quyết vấn đề này như sau: Thứ nhất là cần phải xác định được quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất,

đây là một trong những yếu tố cốt lỏi của vấn đề, vì nếu xác định không chính xác sẽ dẫn đến việc áp dụng sai quy định của pháp luật. Do đó, để áp dụng pháp luật một cách thống nhất khi giải quyết những tranh chấp đấtđai phát sinh trong thực tế

mà cụthể là xem xét áp dụngthờihiệu khởikiện thì về mặtvănbản quy phạm pháp

luật bên cạnh điều luật nêu ra khái niệm tranh chấp đấtđai thì Tòa án nhân dân Tối

dụng đất là tranh chấp gì và phân biệt chính xác tranh chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp liên quan đếnđấtđai.

Thứ hai là việc áp dụng pháp luật, hiện nay còn có những quan điểm khác nhau trong việc vận dụng quy định của pháp luật, chẳng hạn như Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP đã hết hiệu lực theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì có thể áp dụng được hay không. Theo quan điểm của tác giả mặc dù Nghị quyết 03/2012/NQ-

HĐTP đã hết hiệu lực pháp luật nhưng pháp luật vềđất đai, tố tụng dân sự, dân sự chưa có quy định nào ngược lại đối với quy định xác định về khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất thì chúng ta cần áp dụng tinh thần của quy định đó để xác định quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất. Do đó, theo quan điểm của tác giả trong khi

chưa có văn bản mới ban hành để hướng dẫn thì “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó”.

KẾT UẬN C ƢƠNG 3

Dưới góc độ pháp lý, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn không thể có hiệu quả nếu không có định nghĩa chính xác, khoa học về khái niệm tranh chấp vì khi đó sẽ không thể xác định căn cứ pháp luật áp dụng phù hợp cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phù hợp. Vì vậy nghiên cứu về cơ sở

pháp lý, làm rõ nội hàm của khái niệm tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy

định của Luật đất đai thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện là gì là việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp xác định và áp dụng chính xác thời hiệu trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.

KẾT UẬN

Thời hiệu khởi kiện là giới hạn thời gian để chủ thể thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án dân sự

không phải trường hợp nào cũng áp dụng thời hiệu khởi kiện, sẽ có những trường hợp quyền khởi kiện không phụ thuộc vào thời gian đó là các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo pháp luật dân sự Việt Nam.

Quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện được ghi nhận tại Điều 155 Bộ

luật dân sự 2015 - là một nội dung được sửa đổi bổ sung so với Bộ luật dân sựnăm

2005 và Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Tuy nhiên,

trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản còn nhiều khái niệm liên quan chưa được quy định,

hướng dẫn cụ thể rõ ràng để làm cơ sở phân biệt trong quá trình áp dụng quy định về thời hiệu như “quyền nhân thân không gắn với tài sản” “quyền nhân thân gắn với tài sản”; Quy định không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ

quyền sở hữu, tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai còn mang tính chung chung và chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành tương tự như Nghị quyết 03/2012/HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao; Có tình huống phát sinh trên thực tế mà quy

định tại Điều luật chưa bao quát hết dẫn tới nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng. Thực tiễn, các Tòa án vẫn còn nhiều quan điểm giải quyết khác nhau,

chưa nhất quán.

Trên cơ sở phân tích những quy định pháp luật, đối chiếu với thực tiễn giải quyết từđó nêu lên một số bất cập, vướng mắc ở các nội dung: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu; Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Tác giảđưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũngnhư

các giải pháp, nhằm đi đến thống nhất trong việc áp dụng quy định pháp luật về

không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Cụ thể:

- Về quy định khoản 1 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 cần bổ sung hướng dẫn giúp xác định rõ ràng thế nào quyền nhân thân gắn với tài sản để phân biệt với quyền nhân thân không gắn với tài sản, từ đó áp dụng thời hiệu khởi kiện tương

tín bị xâm phạm cần được xác định là yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản thuộc đối tượng không áp dụng thời hiệu khởi kiện và quy định tại điều 588 Bộ luật dân sựnăm 2015 về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm cần sửa đổi theo hướng loại trừ áp dụng đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, trong thời gian Bộ luật dân sự năm

2015 chưa sửa đổi, bổ sung Tòa án nhân dân tối cao nên có hướng dẫn, giải đápđể

thống nhất áp dụng pháp luật nhằm hạn chế việc hủy, sửa án trên thực tế.

- Liên quan quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015: Tòa án nhân dân tối cao cần có Giải đáp, Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật theo hướng: Đối với tranh chấp đòi lại tài sản và các tranh chấp về giao dịch dân sựđã hết thời hiệu khởi kiện mà chủ thể có quyền yêu cầu đòi lại phần vốn gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo tinh thần của Nghị quyết số

03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Đối với tranh chấp về hợp đồng đặt cọc nên phân loại theo hai dạng, thứ nhất là tranh chấp đòi

cọc nên xác định theo hướng là yêu cầu đòi tài sản, không áp dụng thời hiệu và dạng thứ hai là tranh chấp yêu cầu phạt cọc, đòi bồi thường khoản tiền tươngđương

Một phần của tài liệu Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo p p uật dân sự v ệt nam (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)